25/05/2024 - 5509 lượt xem
Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì, trực tiếp tham mưu và đã được phê duyệt tại Quyết định số 1305/QĐ-TTg ngày 08/11/2023. Với ý nghĩa là một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững trong giai đoạn tới, Quyết định số 1305 khẳng định các trụ cột chính đối với quá trình nâng cao NSLĐ, bao gồm nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trong năm 2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ủy ban năng suất quốc gia trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm quốc tế và đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam”. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong khuôn khổ Dự án Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã tham gia chuyến khảo sát học tập kinh nghiệm về hoàn thiện thể chế thúc đẩy NSLĐ và nghiên cứu xây dựng cơ quan chuyên trách về năng suất cho Việt Nam tại Malaysia và Singapore từ ngày 6-10/5/2024.
Đoàn khảo sát của Việt Nam do Viện trưởng TS. Trần Thị Hồng Minh làm Trưởng đoàn, với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, địa phương có liên quan và tham gia vào quá trình tham mưu hoàn thiện thể chế thúc đẩy năng suất lao động ở Việt Nam như Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Viện Công nhân và Công đoàn), Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, và Viện Năng suất Việt Nam.
Tại Malaysia, Đoàn đã gặp gỡ và làm việc với Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI); Ủy ban năng suất Malaysia (MPC); Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Malaysia (SAMENTA). Trong quá trình trao đổi, Bà Siti Norlailasari Abdul Rahman- Trưởng ban Chiến lược của MITI đã nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết của một cơ quan chuyên trách để giải quyết các vấn đề liên quan đến năng suất lao động cấp quốc gia, và để cho cơ quan này hoạt động hiệu quả lâu dài thì Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng phải là người đứng đầu của cơ quan này.
Đoàn làm việc tại MITI
Tiếp đoàn Việt Nam, MPC và SAMENTA cũng chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy nâng cao năng suất lao động thành một phong trào, đồng thời, hiện thực hóa bằng những giải pháp, sáng kiến cụ thể; và trong đó, rất cần một cơ quan chuyên trách ở cấp quốc gia để đề xuất và điều phối các vấn đề về năng suất lao động.
Đoàn làm việc tại MPC và SAMENTA
Tại Singapore, Đoàn cũng đã đến trao đổi, làm việc với các cơ quan tham gia vào hệ sinh thái năng suất lao động và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, triển khai các phong trào nâng cao năng suất như Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF), Cơ quan Phát triển kinh tế (EDB), Cơ quan Doanh nghiệp Singapore (ES), Trung tâm Năng suất Singapore (SGPC).
Qua trao đổi có thể thấy cách tiếp cận vấn đề năng suất của Singapore rất đặc trưng và khác biệt so với Malaysia. Quan điểm của các chuyên gia SBF cho rằng nên tiếp cận năng suất theo nghĩa rộng và bao trùm; và nâng cao năng suất là kết quả của quá trình chuyển hóa cả về chất và lượng của các thành phần trong nền kinh tế. Để thực hiện quá trình chuyển đổi này, các cấp tham gia đều có vai trò và nhiệm vụ riêng. Chẳng hạn, Trung tâm năng suất của Singapore (SGPC) đã nghiên cứu và công bố chuẩn đối sách về năng suất (Productiviy Benchmarking) hàng năm để các doanh nghiệp học hỏi lẫn nhau; hô trợ doanh nghiệp tìm kiếm mở rộng thị trường cả ở trong nước và nước ngoài. Đồng thời, SGPC, SBF hay ES cũng cung cấp nhiều chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là những lao động trung niên (mid-career training). Hiện nay, SGPC bắt đầu thực hiện tư vấn năng suất xanh (green productivity) và cấp chứng nhận cho các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn.
Xuyên suốt trong quá trình thúc đẩy NSLĐ, các cơ quan tại Singapore đều nhấn mạnh đến trụ cột quan trọng là chuyển đổi số. SGPC cũng minh chứng nhiều sáng kiến chuyển đổi số trong ngành thương mại-dịch vụ (các ứng dụng mua hàng hay QR-code)
Đoàn làm việc với một số cơ quan ở Singapore
Bên cạnh đó, Đoàn cũng có dịp trao đổi với PGS.TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu về kinh nghiệm phát triển của Singapore và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc định hình và tổ chức thực hiện các chính sách thúc đẩy NSLĐ.
Trao đổi với PGS.TS. Vũ Minh Khương tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu
Nguồn: Trung tâm Thông tin kinh tế - xã hội
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
Ngày 10/7/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trang trọng tổ chức Lễ Công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Ban. Tham dự buổi lễ có các đồng chí ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Chính phủ Đức tài trợ, ngày 09/07/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ...