03/01/2023 - 4217 lượt xem
Năm 2022, bằng nhiều giải pháp quyết liệt của cả hệ thống chính trị, kinh tế Việt Nam tiếp tục vững vàng vượt qua khó khăn, trở thành điểm sáng của kinh tế khu vực với tổng sản phẩm trong nước GDP ước tính đạt tới 8,02%. Đây là mức tăng trưởng GDP cao nhất trong 10 năm qua.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã có cuộc trả lời phỏng vấn Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về vấn đề này. Theo TS. Trần Thị Hồng Minh: “Mức tăng trưởng 8,02% là kết quả cực kỳ đáng khích lệ, thể hiện sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân để vượt qua khó khăn và đạt được những thành tích liên quan tới tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, liên quan đến các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô, việc Việt Nam kiềm chế được lạm phát với tỷ lệ là 3,15% cũng là một thành công lớn trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao, nhiều hàng hoá cơ bản trên thế giới tăng giá rất mạnh. Việt Nam đã giữ được lạm phát rất tốt so với mức đề ra là 4%.”
Số liệu Tổng cục Thống kê cho thấy, tính chung năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ước đạt 732,5 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước. Đặc biệt tính chung cả năm 2022, cán cân thuơng mại hàng hoá ước tính xuất siêu là 11,2 tỷ USD, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2021, góp phần làm tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết: “Điểm nhấn mạnh cần phải nói tới là sự điều hành quyết liệt và có hiệu quả của Thủ tướng và Chính phủ thông qua các Nghị quyết, chương trình, đặc biệt là Nghị quyết số 11 liên quan tới phục hồi kinh tế. Đây là các nền tảng hết sức quan trọng để tạo ra sức bật trong phát triển kinh tế, từ góc độ Việt Nam kiên quyết thực hiện các vấn đề liên quan tới hoàn thiện thể chế, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có những biện pháp hết sức tích cực để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là các yếu tố đóng góp vào những thành công mà chúng ta đã đạt được trong năm 2022.”
Nguồn: Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu tổng hợp từ CổngThông tin điện tử Chính phủ
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
Ngày 10/7/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trang trọng tổ chức Lễ Công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Ban. Tham dự buổi lễ có các đồng chí ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Chính phủ Đức tài trợ, ngày 09/07/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ...
Nhận lời mời của Giáo sư Tetsuya Watanabe, Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), TS. Trần Thị Hồng Minh đã tham dự Phiên họp Hội ...
Ngày 05 tháng 01 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng ...
Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì, trực tiếp tham mưu và đã được phê duyệt tại Quyết ...
Sáng ngày 21/5/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức buổi Lễ trao bằng tiến sĩ cho 5 nghiên cứu sinh của Viện...
Trong khuôn khổ thực hiện Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) thực hiện tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản ...