28/12/2022 - 6367 lượt xem
Sáng ngày 28 tháng 12 năm 2022 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) tổ chức Hội thảo "Phát triển công nghiệp ở Việt Nam". TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các chuyên gia kinh tế, đại biểu đến từ các Bộ, ngành, doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông đến đưa tin.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh: “Kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ sau khi hứng chịu những tác động tiêu cực của dịch COVID-19. Chúng ta đang chứng kiến những điểm sáng trong việc định hình tư duy cải cách thể chế kinh tế thông qua việc đề ra nhiều giải pháp tạo động lực cho nền kinh tế; phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, cùng với việc thực hiện nhiều nhiệm vụ cải cách, Việt Nam cũng phải đối mặt với rủi ro về nhiều cải cách mang tính dàn trải, thiếu trọng tâm. Trong khi đó, một số lĩnh vực cải cách có thể đã “chạm trần thể chế”, khó có thể tạo thêm đột phá nếu không có những cách làm, giải pháp mới hơn, quyết liệt hơn. Trong bối cảnh ấy, tư duy phát triển theo hướng trọng tâm hơn lại càng cần thiết. Đó là làm thế nào để tăng cường năng lực sản xuất công nghiệp của đất nước.”
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM
GS. Yasuhiro Yamada đại diện ERIA
TS. Trần Thị Hồng Minh cũng cho thấy, Việt Nam đã có các Nghị quyết quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp. Cụ thể là Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, và mới đây nhất là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trên cơ sở đó, yêu cầu tiếp tục “pháp chế hóa” các quy định nhằm tạo thuận lợi, tạo khung khổ pháp lý ổn định cho phát triển công nghiệp ở Việt Nam.
Trình bày tham luận Dự án phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam, TS. Yasushi Ueki, đại diện của IDE-JETRO cho rằng, quy mô thị trường xe hơi tại Việt Nam có thể đạt 1 triệu xe/năm vào năm 2030, như vậy, quy mô thị trường của Việt nam đã đủ lớn để phát triển công nghiệp sản xuất xe hơi. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khả năng sản xuất trong nước của Việt Nam mới chỉ khoảng 600.000 chiếc/năm, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Do đó, cần có các chính sách, giải pháp, nỗ lực từ cả phía Chính phủ và doanh nghiệp để phát triển hơn nữa năng lực sản xuất xe hơi trong nước. TS. Yasushi Ueki cũng đưa ra một số chính sách khuyến nghị như hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà cung cấp địa phương tiềm năng, cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ và phát triển thành phố thông minh,…
TS. Yasushi Ueki, đại diện của IDE-JETRO
Phát biểu tại Hội thảo, ông Fusanori Iwasaki, đại diện ERIA cho biết, trong ba khía cạnh của kết nối và lĩnh vực ô tô bao gồm: kết nối vật lý, kết nối thể chế và kết nối giữa người với người thì phát triển kết nối vật lý trong ô tô và các bộ phận là quan trọng nhất. Bên cạnh các cơ sở hạ tầng vật chất thông thường như cầu, đường,…, cơ sở hạ tầng phức tạp cần có bao gồm hệ thống vạch kẻ đường rõ ràng, mạng không dây, nhà cung cấp điện, bản đồ kỹ thuật số dành cho lái xe tự động. Ông Fusanori Iwasaki cho rằng, một khía cạnh quan trọng không kém là phát triển và tăng cường kết nối thể chế, cần có sự kết nối, tham khảo, chia sẻ lẫn nhau giữa các quốc gia để xây dựng cơ chế pháp lý phù hợp, tạo môi trường thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp xe hơi, đặc biệt là xe điện. Xây dựng định hướng phát triển thành phố thông minh và dẫn dắt phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
Ông Fusanori Iwasaki, đại diện ERIA
Nhằm phát triển công nghiệp ở Việt Nam, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, thời gian tới, Việt Nam cần tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp như: công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) nhằm tạo ra nền tảng công nghệ số cho các ngành công nghiệp khác; công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Từ những năm 90, Việt Nam rất coi trọng ngành phát triển ô tô, tuy nhiên những năm gần đây phát triển ngành ô tô Việt Nam cơ bản vẫn dựa vào thu hút đầu tư nước ngoài, thay thế nhập khẩu. Gần đây, công nghệ hỗ trợ cũng rất được quan tâm nhưng cũng chưa thành công. TS. Thành đặt ra câu hỏi: Liệu Việt Nam có thực sự phát triển được ngành công nghiệp ô tô hay không, trong khi vừa thiếu nền tàng truyền thống lại vừa phải phát huy, bắt nhịp với cái mới?
Cùng với đó, Việt Nam ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, kết hợp với công nghiệp dân sinh theo hướng lưỡng dụng; tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa. Việt Nam cũng ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực cơ khí như: ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế…
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, đại diện nhóm nghiên cứu CIEM trình bày tham luận “Chuyển đổi số, Cách mạng Công nghiệp 4.0 và Đổi mới sáng tạo”. Ông Dương chỉ ra các vấn đề và thách thức chính trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, cụ thể: Thiếu sự nhất quán và phối hợp chính sách về cả khía cạnh sản xuất và kỹ thuật số; Thiếu các ưu đãi tài chính, yếu tố này gây tranh cãi bởi nó vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, vừa ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách; Các văn bản chính sách chỉ là bước trung gian nhưng tiến độ triển khai còn chậm; Hợp tác quốc tế còn chung chung. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị như tiếp tục hoàn thiện thể chế cho CMCN 4.0, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; quan tâm đầy đủ đến việc triển khai các chính sách phát triển cách mạng công nghiệp, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, bố trí đủ thời gian, nhân sự, nguồn lực tài chính để thực hiện,… Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đề xuất tư duy thử nghiệm chính sách, thực hiện các Sandbox cho các lĩnh vực để có đủ cơ sở thực tiễn thay đổi luật, thay đổi chính sách.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM
Đến từ Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), bà Nguyễn Thị Xuân Thuý cho rằng ngành điện tử Việt Nam tăng trưởng nhanh, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tiềm năng phát triển xa hơn, tuy nhiên, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu, tỷ trọng giá gia tăng trong nước thấp và ngày càng giảm; các bộ phận cốt lõi đều là công nghệ cao, lưỡng dụng, chỉ do các doanh nghiệp Mỹ, EU và Nhật Bản sản xuất nên không dễ thay thế,… Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng quan hệ đối tác tin cậy trong ngành điện tử ở tầm vĩ mô và vi mô; thu hút thêm vốn FDI vào lĩnh vực điện tử; nâng cao kỹ năng, năng lực của doanh nghiệp địa phương về công nghệ sản xuất; hài hoà khung pháp lý với các tiêu chuẩn quốc tế,…
Bình luận về phát triển công nghiệp tại Việt Nam, TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cho rằng công nghiệp hoá Việt Nam nên kết hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp, nên đặt vấn đề xây dựng những lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông nghiệp để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Theo TS. Doanh, nên có công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, bởi vì đây là lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, cần đặt vấn đề công nghiệp hoá trong việc phát triển công nghệ thông tin, chuyển sang kinh tế số...
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ, kiến nghị các định hướng về xây dựng pháp luật liên quan đến phát triển công nghiệp; định hướng phát triển công nghiệp gắn với chuyển đổi số.
Kết thúc Hội thảo, GS. Yasuhiro Yamada đại diện ERIA ghi nhận và tiếp thu những ý kiến từ các đại biểu tham dự Hội thảo. GS. Yasuhiro Yamada cảm ơn các diễn giả, chuyên gia đã chia sẻ những ý kiến và góc nhìn sâu sắc về phát triển công nghiệp. GS. Yasuhiro Yamada nhấn mạnh, tuy còn nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu bất ổn, nhưng hy vọng Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045, đặc biệt, phải thực hiện được mục tiêu đó trước khi già hoá dân số.
Toàn cảnh Hội thảo
Nguồn: Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
Ngày 10/7/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trang trọng tổ chức Lễ Công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Ban. Tham dự buổi lễ có các đồng chí ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Chính phủ Đức tài trợ, ngày 09/07/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ...
Nhận lời mời của Giáo sư Tetsuya Watanabe, Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), TS. Trần Thị Hồng Minh đã tham dự Phiên họp Hội ...
Ngày 05 tháng 01 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng ...
Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì, trực tiếp tham mưu và đã được phê duyệt tại Quyết ...
Sáng ngày 21/5/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức buổi Lễ trao bằng tiến sĩ cho 5 nghiên cứu sinh của Viện...