10/06/2022 - 5780 lượt xem
Trong khuôn khổ Chương trình “Khát vọng phát triển”, Chương trình phim tài liệu đi sâu ghi nhận những trăn trở, suy nghĩ, khát vọng phát triển, hội nhập, vươn lên của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; đề cập tới các chủ trương, chính sách lớn, các mục tiêu, giải pháp đột phá, từ đó giúp truyền thông khách quan, toàn diện công cuộc phát triển cũng như quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của đất nước do Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức ghi hình và thực hiện, đã phát trên kênh VTV1 ngày 29/4/2022. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phát biểu về định hướng khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, CNH-HĐH của Đại hội XIII của Đảng; ý nghĩa của việc thúc đẩy tinh thần và khát vọng phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc CMCN 4.0 cũng như các chủ trương, chính sách lớn mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang tham mưu, hoạch định chính sách cho Đảng, Chính phủ.
Ảnh: TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM trong Chương trình Khát trọng phát triển
VTV1, Đài truyền hình Việt Nam
Từ ngày 25-27/5, TS. Trần Thị Hồng Minh đã tham dự Hội thảo APEC về “Hiện đại hóa các khung pháp lý đối với giao dịch bảo đảm ở các nền kinh tế APEC thông qua các công cụ pháp luật quốc tế và cơ chế xử lý tranh chấp hiệu quả”. Hội thảo do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chủ trì, và được Trung tâm xử lý tranh chấp đầu tư Nhật Bản bảo trợ và tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản. Chia sẻ về kinh nghiệm của Việt Nam, TS. Trần Thị Hồng Minh đã nhấn mạnh những nỗ lực cải cách trong suốt những thập kỷ vừa qua nhằm cải thiện tiếp cận vốn chính thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, và một số nội dung cần tiếp tục xử lý để tăng cường chất lượng, hiệu quả của nguồn tín dụng ngân hàng, hiệu quả hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng. TS. Trần Thị Hồng Minh cũng chia sẻ những nghiên cứu, đề án của CIEM về nội dung này.
Cũng trong khuôn khổ chương trình công tác tại Nhật Bản dự Hội thảo APEC, TS. Trần Thị Hồng Minh đã làm việc với Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) ông Hidetoshi Nishimura.
Ngày 02/6, TS. Trần Thị Hồng Minh, Ủy viên Hội đồng điều hành Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) đã dự Phiên họp trực tuyến của Hội đồng điều hành Viện ERIA. Nội dung Phiên họp tập trung vào Kế hoạch hoạt động của ERIA trong năm 2022 và chia sẻ quan điểm, nghiên cứu về tác động của các diễn biến kinh tế toàn cầu trong bối cảnh hiện nay. Phát biểu tại Phiên họp, TS. Trần Thị Hồng Minh đã chia sẻ về tiến độ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam, đồng thời đề nghị ERIA thực hiện các nghiên cứu, trao đổi chính sách về Khung khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương; chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách trong các thời kỳ có nhiều biến động mạnh, nhằm bảo đảm minh bạch và giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.
Ngày 03/6, Viện trưởng CIEM đã có buổi tiếp và làm việc với ông Aaditya Mattoo, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Tại buổi làm việc, TS. Trần Thị Hồng Minh đã khái quát tình hình kinh tế Việt Nam gần đây, các nghiên cứu quan trọng CIEM đã và đang tiến hành và thảo luận một số nội dung liên quan đến các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách ứng phó, hỗ trợ của Chính phủ giúp khu vực doanh nghiệp phục hồi hậu Covid-19 cũng như thảo luận về khả năng hợp tác với Ngân hàng Thế giới trong công tác nghiên cứu chính sách.
Ảnh: TS. Trần Thị Hồng Minh chụp ảnh lưu niệm với Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và các thành viên nhóm làm việc
Ngày 05/6, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022 lần thứ 4 với chủ đề “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ban cán sự Đảng Chính phủ tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, TS. Trần Thị Hồng Minh đã tham dự phiên toàn thể - Tọa đàm cấp cao và phiên “Thảo luận bàn tròn” trong Hội thảo chuyên đề 3 về “Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng” với sự tham dự của khoảng 200 đại biểu bao gồm lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành trung ương và các địa phương; một số đại sứ quán và tổ chức quốc tế; đông đảo các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ, chuyển đổi số, sản xuất, dịch vụ logistics.
Ảnh: TS. Trần Thị Hồng Minh (từ trái sang) phát biểu thảo luận bàn tròn tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam
Tại hội thảo chuyên đề 3, Viện trưởng CIEM đã có bài phát biểu đề cập tới vai trò của cơ chế đa phương (như Tổ chức Thương mại Thế giới, APEC,…) trong xử lý các rủi ro, thách thức đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực cũng như đóng góp của Việt Nam cho cơ chế này. Theo đó, các cơ chế đa phương góp phần bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả thực thi các cam kết đồng thời giúp tăng cường tiếng nói của các nền kinh tế mới nổi (như Việt Nam). Những diễn đàn đa phương (như APEC) cũng đang tạo cơ hội để “nuôi dưỡng” những ý tưởng mới về chuỗi giá trị, chẳng hạn như ứng dụng công nghệ số trong tài trợ vốn cho chuỗi cung ứng, hay xử lý tranh chấp thương mại trực tuyến giữa các doanh nghiệp, v.v.
Về đánh giá tác động của Hiệp định RCEP trên nhiều lĩnh vực, TS. Trần Thị Hồng Minh chỉ ra rằng các nghiên cứu định lượng thực hiện cho đến nay đều cho thấy RCEP có cả tác động tạo thương mại, chứ không chỉ là chuyển hướng thương mại. Theo phân tích trong Báo cáo cáo của CIEM “Thực hiện hiệu quả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế: Yêu cầu hoàn thiện thể chế thương mại và đầu tư ở Việt Nam” (2021) với sự hỗ trợ của Chương trình Ôxtrâylia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) cho thấy bên cạnh những thách thức thì RCEP cũng mang lại những cơ hội, lợi ích tiềm năng đáng kể cho Việt Nam. Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc gia tăng chất lượng hàng nhập khẩu cho tiêu dùng, gia tăng thương mại hàng trung gian, doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng của khu vực. Thực tế, Việt Nam phục hồi xuất khẩu mạnh mẽ trong các tháng đầu năm 2022 có một phần không nhỏ từ sự phục hồi của chuỗi cung ứng ở các nước châu Á – trong đó RCEP có vai trò quan trọng.
Đối với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế nói chung và vấn đề đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi sản phẩm nói riêng, là cơ quan nghiên cứu, tham mưu chính sách trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CIEM đã có những đóng góp quan trọng vào xây dựng Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Kinh tế số, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo được xác định là nhân tố quan trọng, đột phá, thể hiện ý chí, khát vọng phát triển đất nước để thực hiện mục tiêu tổng quát của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Quan điểm này của Đảng cũng đã được thể hiện xuyên suốt trong tất cả các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, Kế hoạch cơ cấu lại kinh tế giai đoạn 2021-2025 đã xác định quan điểm kinh tế số, chuyển đổi số là khâu đột phá nhằm cơ cấu lại nền kinh tế, tạo động lực tăng trưởng mới, tạo sức bật cho nền kinh tế qua đó tạo sự thay đổi rõ nét trong mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, hiệu quả sử dụng nguồn lực, tính tự chủ và khả năng thích ứng của nền kinh tế, từng bước hướng tới nền kinh tế dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững. Đồng thời, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cũng đã đề ra các mục tiêu quan trọng, cụ thể và hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
Nguồn: Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
Ngày 10/7/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trang trọng tổ chức Lễ Công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Ban. Tham dự buổi lễ có các đồng chí ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Chính phủ Đức tài trợ, ngày 09/07/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ...
Nhận lời mời của Giáo sư Tetsuya Watanabe, Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), TS. Trần Thị Hồng Minh đã tham dự Phiên họp Hội ...
Ngày 05 tháng 01 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng ...
Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì, trực tiếp tham mưu và đã được phê duyệt tại Quyết ...
Sáng ngày 21/5/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức buổi Lễ trao bằng tiến sĩ cho 5 nghiên cứu sinh của Viện...
Trong khuôn khổ thực hiện Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) thực hiện tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản ...