16/03/2010 - 4697 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1.Tên đề tài: Các nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam- Đánh giá định lượng qua điều tra của Danida 2005-2009.
2. Tên chủ nhiệm và địa chỉ liên hệ của chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trịnh Đức Chiều
Địa chỉ thư điện tử: tdchieu@mpi.gov.vn hoặc tdchieu76@gmail.com
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các nhân tố (tài chính, tín dụng; đất đai; lao động; môi trường kinh doanh;...) và quá trình phát triển của các DNN&V (tăng trưởng doanh thu, năng suất lao động, lợi nhuận/tổng tài sản) từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách giúp quá trình hỗ trợ DNN&V có hiệu quả hơn.
4. Nội dung đề tài:
Trên cơ sở phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP các chính sách đối với các DNNVV và cơ sở dữ liệu điều tra về DNNVV do Danida tài trợ từ 2005 – 2009, đề tài phân tích và đánh giá định lượng một số nhân tố để xác định mối quan hệ giữa các nhân tố đó với quá trình phát triển của khu vực DNNVV. Ngoài các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh,… phương pháp ước lượng hồi quy xác suất được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa một số nhân tố được quan tâm và một số đại lượng đại diện cho sự phát triển của các DNNVV.
Kết quả phân tích cho thấy một số nhân tố có tác động quan trọng đến tăng trưởng và hiệu quả của các DNN&V, bao gồm: (1) điều kiện về hạ tầng sản xuất, mức độ tách bạch của mặt bằng sản xuất và khu dân cư; (2) được tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức và tỷ lệ lãi suất thấp; (3) mức độ và tần suất chi ngoài (tiêu cực phí), nói cách khác là quan liêu, tham nhũng; (4) tỷ trọng lao động có hợp đồng lao động, tỷ trọng lao động sản xuất, đào tạo lao động mới tuyển dụng và phúc lợi xã hội; (5) yếu tố máy móc thiết bị và công suất sử dụng máy móc/thiết bị của doanh nghiệp; (6) sản xuất theo đơn đặt hàng và hoạt động xuất khẩu; và (7) sự hiểu biết về pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh và tính minh bạch, công bằng.
Đề tài đã được nghiệm thu. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài tham khảo tại Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
Ngày 10/7/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trang trọng tổ chức Lễ Công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Ban. Tham dự buổi lễ có các đồng chí ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Chính phủ Đức tài trợ, ngày 09/07/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ...