06/07/2022 - 4041 lượt xem
Ngày 6 tháng 7 năm 2022, đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đến thăm và làm việc tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Được sự ủy quyền của Lãnh đạo Bộ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS. Trần Thị Hồng Minh đã chủ trì tiếp và trao đổi với đoàn công tác ADB-OECD về một số nội dung chính trong dự thảo Báo cáo Kinh tế Việt Nam do ADB-OECD thực hiện.
Tham dự phiên họp có đại diện của một số đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư như Tổng cục Thống kê, Vụ Kinh tế đối ngoại, Cục Phát triển doanh nghiệp, Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tại buổi làm việc, TS. Trần Thị Hồng Minh đánh giá cao nỗ lực của các chuyên gia ADB-OECD trong việc xây dựng một báo cáo chi tiết, nêu lên toàn cảnh thực trạng nền kinh tế Việt Nam, và đưa ra được các khuyến nghị chính sách tương đối phù hợp đối với bối cảnh kinh tế của Việt Nam. Đại diện của các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao đổi và cung cấp thêm một số thông tin cho đoàn công tác ADB-OECD về một số vấn đề nổi bật của kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây như việc Việt Nam đang tích cực triển khai các mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm, một số vấn đề liên quan đến chỉ tiêu tăng trưởng, phát triển doanh nghiệp và cạnh tranh.
Đoàn công tác ADB-OECD (trái) và đại diện các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT (phải)
Đại diện đoàn công tác, Bà Isabelle Koske, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Quốc gia, Ban Kinh tế ADB-OECD đã cảm ơn sự phối hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan trong việc đóng góp thông tin, nội dung xây dựng báo cáo. Đoàn công tác ADB-OECD tiếp thu những ý kiến đóng góp của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và các đơn vị liên quan, sẽ có những chỉnh sửa phù hợp để gửi các cơ quan Việt Nam có ý kiến trong thời gian tới.
Nguồn: Ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM
Nhằm đánh giá tình hình kết quả 4 năm triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ đã được phê duyệt ...
Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh, do Chính phủ Đức tài trợ thông qua Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ), ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển kinh tế Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức ...
Tại Phủ Chủ tịch, sáng ngày 19/10, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đoàn cán bộ nữ tiêu biểu ngành Kế hoạch và ...
Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023), Công đoàn Viện ...
Trong tuần từ ngày 05/10/2023 đến ngày 11/10/2023, CIEM đã chủ trì làm việc với một số tổ chức quốc tế và trao Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo quản lý cấp Ban cho 2 cán bộ của Viện...
...
Chiều 6/10/2023 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Tạp chí Kinh tế Việt Nam đồng phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh tế mới Việt ...
Sáng ngày 19/9/2023, tại Hà Nội, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn ...
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) là đơn vị được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng “Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình ...