Nghiên cứu phát triển kinh tế ban đêm: kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam
Nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u

Nghiên cứu phát triển kinh tế ban đêm: kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam

25/02/2021 - 3768 lượt xem

1. Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển kinh tế ban đêm: kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam

- Cấp quản lý: cấp Bộ

- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Thu Hương, Phó trưởng ban, Ban Nghiên cứu tổng hợp 

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài:  Đề xuất một số quan điểm và định hướng giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy phát triển KTBĐ ở Việt Nam trong thời gian tới

Mục tiêu cụ thể của đề tài:

- Làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển KTBĐ (đặc biệt là rõ bản chất, nội hàm của KTBĐ);

- Rà soát, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển KTBĐ;

- Đánh giá định tính tiềm năng phát triển KTBĐ ở Việt Nam và thực trạng phát triển KTBĐ ở Việt Nam thời gian qua;

- Đánh giá thực trạng chính sách liên quan đến phát triển KTBĐ ở Việt Nam và phát hiện những vướng mắc, khó khăn cản trở hoạt động KTBĐ ở Việt Nam;

- Đề xuất giải pháp phát triển KTBĐ ở Việt Nam trong thời gian tới.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Do các hoạt động KTBĐ hết sức đa dạng, trong đó có những hoạt động sản xuất tiếp nối hoạt động ban ngày, nên phạm vi của Đề tài chỉ tập trung vào các hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra từ 6 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, với các loại hình chủ yếu sau: dịch vụ giải trí (các hoạt động nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện,…), dịch vụ ẩm thực (nhà hàng, quán bar,…), mua sắm (các chợ, khu mua sắm,…) và du lịch (tham quan các địa điểm du lịch, di tích văn hóa, công trình kiến trúc,…).

- Về không gian: Về kinh nghiệm quốc tế, đề tài tập trung phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, đề tài sẽ tập trung ở một số đô thị lớn, khu du lịch - dịch vụ tập trung.

- Về thời gian: Phần phân tích thực trạng KTBĐ ở Việt Nam từ năm 2015 đến nay; và phần đề xuất kiến nghị đến năm 2030.

5. Đối tượng và phương pháp tiếp cận nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Là các hoạt động KTBĐ đã hiện hữu và các chính sách hiện hành đối với các hoạt động này.

5.2. Phương pháp tiếp cận

Câu hỏi nghiên cứu chủ yếu của đề tài gồm:

+ Bản chất và nội hàm của KTBĐ phổ biến trên thế giới là gì?

+ Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc phát triển và xây dựng chính sách phát triển KTBĐ như thế nào?

+ Thực trạng KTBĐ ở Việt Nam đã đạt được gì, chưa đạt được gì và nguyên nhân hạn chế trong phát triển KTBĐ?

+ Trong thời gian tới, Việt Nam cần có quan điểm và định hướng giải pháp phát triển KTBĐ như thế nào để phù hợp với bối cảnh mới?

Phát triển KTBĐ là một vấn đề tương đối phức tạp nên đòi hỏi cách tiếp cận đa dạng, tổng thể, vì vậy, đề tài sử dụng cách tiếp cận:

- Từ góc độ quản lý nhà nước, trong đó xem xét vai trò của chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương trong việc phát triển KTBĐ.

- Từ góc độ thưc tiễn, nghiên cứu tài liệu về thực trạng phát triển KTBĐ ở Việt Nam và trên thế giới dưới góc độ thể chế kinh tế, bao gồm từ nghiên cứu về chủ trương, chính sách, quy định pháp luật, các chủ thể có liên quan và tổ chức thực hiện.

Từ cơ sở lý luận, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và phân tích thực trạng phát triển KTBĐ ở Việt Nam, đề tài sẽ đề xuất một số kiến nghị/hàm ý về chính sách phát triển KTBĐ áp dụng ở Việt Nam thời gian tới.

6. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp; so sánh, đối chiếu thực tiễn với lý thuyết; và nghiên cứu định tính là chủ yếu.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp: thu thập, rà soát, phân tích và tổng hợp các tài liệu thống kê, các tài liệu sẵn có trong và ngoài nước về KTBĐ.

- Phương pháp chuyên gia: một số nhận định, đánh giá và đề xuất kiến nghị của Đề tài là kết quả của việc sử dụng phương pháp chuyên gia dưới các hình thức: đặt bài viết, trao đổi trực tiếp hoặc kế thừa các tài liệu, ấn phẩm nghiên cứu của chuyên gia và các cơ quan nghiên cứu đã công bố.

7. Kết cấu đề tài

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Báo cáođược kết cấu thành 3 phần như sau:

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

Phần I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển KTBĐ

Phần II: Tiềm năng, thực trạng phát triển KTBĐ và chính sách phát triển KTBĐ ở Việt Nam

Phần III. Đề xuất quan điểm và định hướng chính sách phát triển KTBĐ ở Việt Nam tới năm 2030

 


Tin tức khác