Thực hiện hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế
Xuất bản phẩm

Thực hiện hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế

20/01/2021 - 2282 lượt xem

Dù phải đối mặt với không ít khó khăn và hệ lụy tiêu cực về kinh tế do đại dịch COVID-19 trong năm 2020, Việt Nam vẫn có những nỗ lực khá sôi động và toàn diện để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nổi bật trong số đó là việc chủ trì thành công năm ASEAN 2020, phê chuẩn và thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Khác với các hiệp định thương mại chất lượng cao như EVFTA hay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam tham gia RCEP với cách tiếp cận “tiệm tiến” hơn. Đặt trong bối cảnh tranh luận về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế - đặc biệt là thương mại, đầu tư nước ngoài, v.v. - đã trở nên “đa chiều” hơn, nhìn nhận về RCEP có đan xen cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực. Dù vẫn ghi nhận lợi ích ròng mà RCEP có thể mang lại, không ít ý kiến lo ngại về tác động khiêm tốn của Hiệp định này đối với chất lượng thể chế của Việt Nam. Bên cạnh đó, sau một thời gian dài chịu nhập siêu với khu vực RCEP và tác động của đại dịch COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng, các cơ quan nghiên cứu chính sách đã lưu tâm hơn đến yêu cầu cải thiện mức độ tự chủ của nền kinh tế khi thực hiện RCEP.

Báo cáo này tập trung phân tích những yêu cầu thể chế để thực hiện hiệu quả RCEP gắn với cải thiện mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo do nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện với sự tài trợ của Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform)…

File đính kèm 

 


Tin tức khác