Hội thảo Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Kiên trì cải cách trong bối cảnh thế giới bất định
Tin tức

Hội thảo Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Kiên trì cải cách trong bối cảnh thế giới bất định

24/04/2019 - 4010 lượt xem

Với sự hỗ trợ của Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform), ngày 19 tháng 4 năm 2019 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Kiên trì cải cách trong bối cảnh thế giới bất định” nhằm: (i) Cập nhật, phân tích, đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô quý I năm 2019; (ii) Cập nhật triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2019; (iii) Phân tích sâu, dựa trên bằng chứng định tính và/hoặc định lượng, về một số vấn đề kinh tế nổi bật hiện nay; và (iv) Kiến nghị một số định hướng đổi mới kinh tế (bao gồm cả thể chế kinh tế) và giải pháp chính sách cho công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô trong năm 2019.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chủ trì Hội thảo.

Ảnh: Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Các đại biểu tham dự đã được nghe Ông Nguyễn Anh Dương trình bày báo cáo tình hình Kinh tế vĩ mô quý I/2019, với nhận định về một số vấn đề của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và định hướng chính sách.

Ảnh: Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Báo cáo đã đưa ra một số kết quả khả quan của nền kinh tế Việt Nam: dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 6,88%  Tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 9,02%. Thặng dư thương mại ở mức 3,1 tỷ USD. Mức tăng giá tiêu dùng trong năm là khoảng 3,71%. Khu vực công nghiệp - xây dựng đạt tăng trưởng giá trị gia tăng ở mức 8,63%. Khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,5%. Có được kết quả đó là có một phần quan trọng từ những cải cách thể chế kinh tế nói chung và môi trường kinh doanh nói riêng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải xử lý một số vấn đề như (i) không gian kinh tế cho khu vực kinh tế tư nhân còn chậm được cải thiện; và (ii) tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, kể cả sau khi Việt Nam thực hiện CPTPP.

Hội thảo cũng đươc nghe báo cáo “Cải thiện môi trường kinh doanh trong Quý I/2019: kết quả và kiến nghị” do bà Nguyễn Minh Thảo trình bày.

Ảnh: Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Báo cáo nêu lên 88 chỉ số trọng tâm. Tuy nhiên chỉ có một số Bộ có hành động cụ thể, một số Bộ đến tháng 4/2019 chưa hoàn thành tài liệu hướng dẫn; chỉ ra 4 lĩnh vực ưu tiên trọng điểm trong năm 2019. Báo cáo cũng đề xuất một số giải pháp: (i) Tiếp tục cải cách ĐKKD; (ii) Cải cách mạnh mẽ công tác QLCN; (iii) Đẩy nhanh thực hiện thanh toán điện tử và dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; (iv) giải pháp phát triển hệ sinh thái ĐMST.

Ảnh: toàn cảnh Hội thảo

Đại biểu tham dự Hội thảo cũng đã phát biểu, đóng góp vào kết quả nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị với cơ quan tổ chức Hội thảo về những kết quả, thách thức, những nguy cơ tiềm ẩn trong thời gian tới, như: sự tụt hậu về kinh tế, sự thỏa thuận về kinh tế của các cường quốc, giá năng lượng, v.v.

Ảnh: Đại biểu phát biểu  

Ảnh: Đại biểu phát biểu 

Hội thảo “Kinh tế vĩ mô Việt Nam 2018: Kiên trì cải cách trong bối cảnh thế giới bất định” nhấn mạnh lại thông điệp về việc ưu tiên chính sách cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế cho một nền kinh tế thị trường hiện đại. Theo đó, Báo cáo đưa ra một số kiến nghị về cải cách nền tảng kinh tế vi mô, song song với các biện pháp kinh tế vĩ mô và một số biện pháp khác./.

 

Nguồn: Trung tâm Tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu

 

Tham khảo tài liệu Hội thảo tại Thư viện - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Tầng 4, nhà D, 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.

Email: tttl@mpi.gov.vn                      ĐT: 0243.7338930

 

 


Tin tức khác