28/03/2019 - 3473 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài :Phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị khả năng áp dụng
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Tạ Minh Thảo - Nghiên cứu viên chính, Ban Kinh tế ngành và lĩnh vực
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất hoàn thiện phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu này, Đề tài đề ra các nhiệm vụ cần thực hiện đó là:
- Tổng quan khung lý thuyết phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Đề xuất phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo thông lệ quốc tế tốt.
- Kiến nghị giải pháp thực hiện có hiệu quả phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tài có phạm vi nghiên cứu là phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng trên phạm vi cả nước.
Về kinh nghiệm quốc tế, đề tài tập trung phân tích kinh nghiệm của các nước phát triển OECD.
- Về thời gian: Về thời gian, nghiên cứu phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong giai đoạn 2011-2018, các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025.
- Về nội dung: Về nội dung, đề tài nghiên cứu (i) cơ sở lý luận phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ, (ii) phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện đang được áp dụng tại Việt Nam (iii) các phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng ở các nước tiên tiến (iv) kiến nghị áp dụng phương pháp theo thông lệ quốc tế tốt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận của đề tài:
Đề tài sẽ chọn cách tiếp cận nghiên cứu hệ thống, xem xét, đánh giá so sánh phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong mối tương quan với các quốc gia khác nhất là hệ thống quản lý của các nước phát triển nhằm tìm ra khoảng cách chính sách của Việt Nam và các thông lệ tốt quốc tế.
Đề tài cũng tập trung phân tích điều kiện áp dụng, những hạn chế, cản trở xảy ra trong quá trình thực thi ở các nước để từ đó đưa ra những khuyến nghị có thể áp dụng có hiệu lực tại Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của đề tài, trong quá trình nghiên cứu sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: đề tài phân tích và hệ thống hoá, khái quát hóa những vấn đề chung về phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ. Phân tích đánh giá một cách hệ thống thể chế chính sách về quản lý đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ, so sánh với các thông lệ quốc tế tốt, tập trung vào phương pháp trong lựa chọn dự án đầu tư công trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Phương pháp thống kê, so sánh: đề tài thống kê, so sánh, đối chiếu số liệu đánh giá của các chính phủ và tổ chức quốc tế (Anh, Pháp, Úc, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng đầu tư châu Âu, Ngân hàng phát triển châu Á, v.v.) về yêu cầu áp dụng phương pháp khoa học, khách quan để lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực khan hiếm.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp.
5. Kết quả nghiên cứu
Đề tài được kết cấu như sau:
- Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Chương 2: Thực trạng phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam
Chương 3: Kiến nghị khả năng ứng dụng nhằm hoàn thiện phương pháp lựa chọn dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam.
- Kết luận
Nhằm đánh giá tình hình kết quả 4 năm triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ đã được phê duyệt ...
Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh, do Chính phủ Đức tài trợ thông qua Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ), ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển kinh tế Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức ...
Tại Phủ Chủ tịch, sáng ngày 19/10, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đoàn cán bộ nữ tiêu biểu ngành Kế hoạch và ...
Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023), Công đoàn Viện ...
Trong tuần từ ngày 05/10/2023 đến ngày 11/10/2023, CIEM đã chủ trì làm việc với một số tổ chức quốc tế và trao Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo quản lý cấp Ban cho 2 cán bộ của Viện...
...
Chiều 6/10/2023 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Tạp chí Kinh tế Việt Nam đồng phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh tế mới Việt ...
Sáng ngày 19/9/2023, tại Hà Nội, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn ...
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) là đơn vị được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng “Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình ...