18/03/2011 - 5766 lượt xem
Phần I đánh giá việc thực thi những cơ chế, chính sách đã ban hành như: chính sách đầu tư, thuế, tín dụng, phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực; cơ chế quản lý các tổ chức nghiên cứu và triển khai... và thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao ở nước ta. Đề án đã tìm ra những mặt được và phân tích những hạn chế cơ bản như: Đầu tư đổi mới công nghệ nhìn chung còn thấp, cơ chế sử dụng nguồn đầu tư của nhà nước cho khoa học công nghệ vẫn còn nhiều bất cập, mức độ ứng dụng công nghệ cao vẫn chưa theo kịp các nước trong khu vực.... Trong phần này, đề án đã xác định được 3 nguyên nhân của những tiến bộ và 5 nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế.
Phần II nêu lên những quan điểm cơ bản và kiến nghị các cơ chế, chính sách và giải pháp đồng bộ thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ. Kiến nghị được phân thành 3 nhóm cơ bản: nhóm cơ chế chính sách & giải pháp kinh tế-xã hội; nhóm cơ chế chính sách và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường công nghệ và nhóm cơ chế, chính sách và giải pháp về khoa học và công nghệ.
Cuối cùng, để tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách và giải pháp nêu trên, đề án kiến nghị ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng CNC, trong đó giao các bộ, ngành trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình ban hành các văn bản pháp qui phù hợp theo những định hướng đã nêu tại đề án. Mặt khác, Chính phủ nên thành lập nhóm công tác với thành viên là đại diện các bộ ngành có liên quan, trực tiếp theo dõi tình hình triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo với Thủ tướng, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách cho phù hợp với diễn biến mới của thực tiễn.
Nhằm đánh giá tình hình kết quả 4 năm triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ đã được phê duyệt ...
Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh, do Chính phủ Đức tài trợ thông qua Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ), ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển kinh tế Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức ...
Tại Phủ Chủ tịch, sáng ngày 19/10, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đoàn cán bộ nữ tiêu biểu ngành Kế hoạch và ...
Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023), Công đoàn Viện ...
Trong tuần từ ngày 05/10/2023 đến ngày 11/10/2023, CIEM đã chủ trì làm việc với một số tổ chức quốc tế và trao Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo quản lý cấp Ban cho 2 cán bộ của Viện...
...
Chiều 6/10/2023 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Tạp chí Kinh tế Việt Nam đồng phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh tế mới Việt ...
Sáng ngày 19/9/2023, tại Hà Nội, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn ...
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) là đơn vị được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng “Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình ...