16/12/2012 - 5800 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài: Đánh giá cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ: Bằng chứng từ điều tra doanh nghiệp 2000-2011
- Cấp quản lý: cấp Viện
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Văn Cương, Nghiên cứu viên - Ban Chính sách Dịch vụ công, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất một số quan điểm định hướng và các giải pháp kiến nghị nhằm khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Về không gian: Cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam. Doanh nghiệp ở đây là các doanh nghiệp đăng ký theo Luật.
+ Về thời gian: Đề tài tập trung đánh giá dựa trên cơ sở dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm, tính từ năm 2000-2011 và các nguồn dữ liệu khác có liên quan từ 2005 – nay. Đề tài kiến nghị giải pháp đến 2020.
+ Về nội dung: Đề tài sẽ xem xét các chính sách tác động tới việc huy động các nguồn vốn như vốn đầu tư của nhà nước, vốn tín dụng, nguồn vốn của các doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, v.v. để đổi mới công nghệ. Khi phân tích sẽ đưa ra dẫn chứng kết quả hoạt động đầu tư đởi mới công nghệ hang năm cho từng loại hình, khuc vực danh nghiệp để đánh giá. Qua đó có thể phát hiện những yếu tố cản trở về mặt chính sách và cơ chế triển khai, thực hiện.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các nội dung đặt ra trong đề tài, Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước;
+ Phân tích một số trường hợp điển hình (lựa chọn một số ngành hoặc một số doanh nghiệp hoặc một số địa phương cụ thể);
+ Sử dụng công cụ định lượng để tính toán, so sánh các kết quả từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm, 2000 – 2011.
+ Phương pháp chuyên gia.
5. Kết quả nghiên cứu
Đề tài được kết cấu như sau:
Mở đầu
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ.
Chương II: Thực trạng cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ: Bằng chứng từ điều tra doanh nghiệp 2000 – 2011.
Chương II: Quan điểm định hướng và các giải pháp kiến nghị nhằm khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ trong thời gian tới.
Kết luận
Sáng ngày 19/9/2023, tại Hà Nội, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn ...
Thực hiện nhiệm vụ được giao về nghiên cứu các giải pháp triển khai dịch vụ thu ...
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) là đơn vị được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng “Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình ...
Trong 2 tuần vừa qua, bên cạnh việc tích cực triển khai các nhiệm vụ chính trị, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương còn tổ chức, tham dự nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy các phong ...
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn (KTTH) nhằm bảo vệ khí hậu và môi trường biển, do Bộ Hợp tác và ...
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tài trợ, sáng ngày ...
Sáng ngày 06 tháng 7 năm 2023, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo “Tháo bỏ rào cản điều kiện kinh ...
Sáng ngày 18/4/2023, nhân kỷ niệm 43 năm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1980-18/4/2023), Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý ...
Triển khai các nhiệm vụ được giao, trong đó có việc tiếp tục theo dõi, đánh giá triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 ...
Chiều ngày 28/3/2023, tại Khách sạn Pan Pacific, Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác quốc tế ...