16/03/2011 - 5517 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài: Cơ sở khoa học của việc tham gia Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam và Hàn Quốc
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hiên, Phó Trưởng ban - Ban Chính sách phát triển nông thôn
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhằm trả lời câu hỏi xem Việt nam có nên ký kết FTA song phương với Hàn Quốc không và nên thì cần chuẩn bị gì (các bước đi cần thiết) để tiến tới đàm phán và thực thi về mặt thể chế để FTA này có thể đem lại lợi ích và giảm thiệt hại cho nền kinh tế nói chung và thương mại nói riêng.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Lý luận về thoả thuận thương mại tư do (FTA), chủ trương thúc đẩy thương mại của Việt Nam, các nhân tố thúc đẩy tham gia thoả thuận thương mại tự do và các bước chuẩn bị thoả thuận FTA Việt Nam – Hàn Quốc và chỉ ra lợi ích và thiệt hại của FTA đó.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Không gian: Đề tài nghiên cứu ở Việt Nam, trong phạm vi cả nước.
Thời gian: Đề tài tập trung phân tích các thông tin số liệu có liên quan đến thương mại tự do giữa Việt Nam, Hàn quốc và ASEAN trong thời gian vừa qua 2007- 2009 và kiến nghị cho giai đọan tới (2010-2020).
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa để lấy thông tin, số liệu (thứ cấp) từ các tài liệu nghiên cứu đã có liên quan đến chủ đề nghiên cứu này; Thực hiện rà soát tài liệu và các văn bản chính sách liên quan để hệ thống hoá các khái niệm, giải thích thuật ngữ nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu. Sử dụng một số công cụ nghiên cứu như bảng kiểm (check lists), tổng hợp, phân tích bảng kiểm. Phương pháp chuyên gia (qua tọa đàm, trao đổi) để khai thác thêm những quan điểm, nhận định về quan niệm, cách hiểu để có thêm những nhận định chính xác hơn về thực trạng và giải pháp trong thời gian tới.
5. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài được kết cấu như sau:
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐINH THƯƠNG MẠI TỰ DO
CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CÂN NHẮC CHUẨN BỊ CHO FTA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
CHƯƠNG III. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ KIẾN NGHỊ BIỆN PHÁP TIẾP TỤC CHUẨN BỊ CHO HIỆP ĐỊNH FTA SONG PHƯƠNG
Kết luận
Đề tài đã được nghiệm thu, đạt kết quả xuất sắc.
Nhằm đánh giá tình hình kết quả 4 năm triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ đã được phê duyệt ...
Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh, do Chính phủ Đức tài trợ thông qua Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ), ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển kinh tế Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức ...
Tại Phủ Chủ tịch, sáng ngày 19/10, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đoàn cán bộ nữ tiêu biểu ngành Kế hoạch và ...
Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023), Công đoàn Viện ...
Trong tuần từ ngày 05/10/2023 đến ngày 11/10/2023, CIEM đã chủ trì làm việc với một số tổ chức quốc tế và trao Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo quản lý cấp Ban cho 2 cán bộ của Viện...
...
Chiều 6/10/2023 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Tạp chí Kinh tế Việt Nam đồng phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh tế mới Việt ...
Sáng ngày 19/9/2023, tại Hà Nội, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn ...
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) là đơn vị được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng “Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình ...