16/03/2011 - 7046 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài: Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thị Xuân Quỳnh, Nghiên cứu viên – Ban Chính sách phát triển nông thôn
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện nhằm làm rõ cơ sở lý luận về rủi ro, quản lý rủi ro trong sản xuất nông nghiệp; đánh giá thực trạng các rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và giá cả nông sản sụt giảm mạnh; từ đó đưa ra các giải pháp về mặt chính sách nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của hộ.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại rủi ro mà hộ gặp phải, cơ chế quản lý rủi ro của hộ gia đình nông thôn, các chính sách hỗ trợ của nhà nước nhằm giúp các hộ nâng cao khả năng quản lý rủi ro ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Nội dung: tập trung nghiên cứu 3 loại rủi ro: rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và giá cả nông sản tác động đến sản xuất nông nghiệp.
Thời gian: 2002-2010
Không gian: chủ yếu tại 12 tỉnh (Hà Tây cũ, Lào Cai, Lai Châu,Phú Thọ, Điện Biên,Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Long An).
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu sẵn có, phương pháp thống kê, phân tích định tính và phương pháp chuyên gia.
5. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài được kết cấu như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về rủi ro và quản lý rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn
Chương II. Thực trạng rủi ro và cách quản lý rủi ro trong sản xuất NN của hộ gia đình nông thôn Việt Nam
Chương III: Một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro và giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro đến hộ gia đình nông thôn Việt Nam
Kết luận
Đề tài đã được nghiệm thu, đạt kết quả xuất sắc.
Nhằm đánh giá tình hình kết quả 4 năm triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ đã được phê duyệt ...
Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh, do Chính phủ Đức tài trợ thông qua Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ), ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển kinh tế Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức ...
Tại Phủ Chủ tịch, sáng ngày 19/10, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đoàn cán bộ nữ tiêu biểu ngành Kế hoạch và ...
Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023), Công đoàn Viện ...
Trong tuần từ ngày 05/10/2023 đến ngày 11/10/2023, CIEM đã chủ trì làm việc với một số tổ chức quốc tế và trao Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo quản lý cấp Ban cho 2 cán bộ của Viện...
...
Chiều 6/10/2023 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Tạp chí Kinh tế Việt Nam đồng phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh tế mới Việt ...
Sáng ngày 19/9/2023, tại Hà Nội, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn ...
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) là đơn vị được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng “Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình ...