Phòng ngừa và ứng phó với khủng hoảng tài chính: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học chính sách cho Việt Nam
Nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u

Phòng ngừa và ứng phó với khủng hoảng tài chính: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học chính sách cho Việt Nam

17/06/2014 - 7640 lượt xem

Tóm tắt đề tài

1. Tên đề tài: Phòng ngừa và ứng phó với khủng hoảng tài chính: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học chính sách cho Việt Nam

- Cấp quản lý: cấp Bộ

- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

2. Chủ nhiệm đề tài:  TS. Lê Xuân Sang, Trưởng ban - Ban Chính sách kinh tế vĩ mô

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài này được thực hiện nhằm phòng ngừa, ứng phó với các dạng khủng hoảng tài chính (có thể) ở Việt Nam trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình, bản chất và nguyên nhân gây khủng hoảng; các cơ chế, biện pháp chính sách phòng ngừa và đối phó khủng hoảng tài chính ở một số nước và giải pháp phòng ngừa cho Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Nội dung: các loại hình khủng hoảng tài chính, các vấn đề phòng ngừa, đối phó khủng hoảng.

Thời gian: 1993-2014; giải pháp cho Việt Nam đến 2020.

Không gian: một số nước xảy ra khủng hoảng và Việt Nam.

- Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài chủ yếu sử dụng cách tiếp cận định tính; giới thiệu cac công cụ định lượng xác định xác suất khủng hoảng. Các công cụ nghiên cứu chủ yếu bao gồm: so sánh, tổng hợp và tham khảo ý kiến chuyên gia.

5. Kết quả nghiên cứu:

Đề tài được kết cấu như sau:

Chương I: Một số vấn đề lý luận về khủng hoảng tài chính

Chương II. Kinh nghiệm quốc tế về ứng phó và phòng ngừa khủng hoảng tài chính

Chương III: Đánh giá rủi ro tài chính và khả năng khủng hoảng ở Việt Nam

Chương IV: Một số kiến nghị chính sách dành cho Việt Nam

Kết luận

Đề tài đã được nghiệm thu, đạt kết quả xuất sắc.


Tin tức khác