Hội thảo về "Hậu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước"
Hội nghị hội thảo

Hội thảo về "Hậu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước"

23/09/2005 - 2268 lượt xem

Tại Hội thảo, Tiến sỹ Trần Tiến Cường, Trưởng ban Doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý KTTW trình bày tóm tắt những nội dung chủ yếu của Dự thảo Báo cáo nghiên cứu về hậu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (2005) với những nội dung chủyếusau:

1) Bối cảnh, mục tiêu và phương pháp tiếp cận của nghiên cứu;

2) Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần hoá và những nguyên nhân của các kết quả tăng trưởng này;

3) Những vấn đề trong quá trình cổ phần hoá gồm: vấn đề trong quá trình thực hiện và các chính sách khuyến khích cổ phần hoá;

4) Hậu cổ phần hoá và những vấn đề phát sinh bao gồm: nhận thức về mô hình doanh nghiệp cổ phần hoá, doanh nghiệp cổ phần hoá và môi trường hoạt động và quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá; và

5) Một số biện pháp kiến nghị về quá trình thực hiện cổ phần hoá và hậu cổ phần hoá.

Với số lượng khảo sát là 559 DN, đây được coi là công trình nghiên cứu lớn và công phu về DNNN cổ phần hoá ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chụp được bức tranh hiện trạng của các doanh nghiệp cổ phần hoá và đa số các nhận định phù hợp với các nghiên cứu khác về hậu cổ phần hoá như cơ chế bổ nhiệm HĐQT, Giám đốc; các kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá, nhận thức về cổ phần hoá, những vướng mắc về quyền sử dụng đất, tín dụng,…

Các bài bình luận về kết quả nghiên cứu hậu cổ phần hoá đánh giá cao những kết quả nghiên cứu do nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW thực hiện. Các tham luận đề cập đến các vấn đề như: thực trạng cổ phần hoá và triển vọng, chính sách tài chính, lao động đối với cổ phần hoá công ty nhà nước. Nội dung chủ yếu là đánh giá tổng quát các kết quả đạt được trong cổ phần hoá, những hạn chế cũng như triển vọng và biện pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá trong đó nhấn mạnh tới các chính sách khuyến khích chung và các chính sách cụ thể đối với vấn đề tài chính và lao động, những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong và sau quá trình cổ phần hoá. Các đại biểu tham gia đánh giá cao về nội dung báo cáo và góp một số ý kiến để giúp hoàn thiện báo cáo hoặc tiếp tục lưu ý đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá như: cần thường xuyên theo dõi các doanh nghiệp sau CPH; so sánh giữa công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN với công ty cổ phần mới thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; thực trạng quản lý phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp CPH; phân loại kết quả CPH theo nhóm doanh nghiệp, theo lĩnh vực hoạt động, theo hình thức đầu tư; về mức độ nghiêm trọng của các khoản vay không sinh lời và phương thức xử lý các khoản vay này; nghiên cứu về các khoản trợ cấp của nhà nước trong cổ phần hoá; phân tích cách thức chủ sở hữu bên ngoài doanh nghiệp có thể tác động đến quản trị doanh nghiệp; vềsự tham gia của người nước ngoài vào quá trình CPH ...


Tin tức khác