Tọa đàm “Kinh doanh tại Việt Nam – So sánh kinh nghiệm từ các công ty đa quốc gia” (Doing Business in Vietnam – experiences from multinational firms compared)
Hội nghị hội thảo

Tọa đàm “Kinh doanh tại Việt Nam – So sánh kinh nghiệm từ các công ty đa quốc gia” (Doing Business in Vietnam – experiences from multinational firms compared)

17/09/2015 - 3282 lượt xem

Tọa đàm do Ông Lê Viết Thái – Trưởng ban BanThể chế kinh tế Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Gs. Ts. Revilla Diez– Khoa Địa kinh tế Trường Đại học tổng hợp Cologne, Đức chủ trì. Tham dự tọa đàm có nhóm nghiên cứu đến từ Trường Đại học tổng hợp Cologne, các cán bộ nghiên cứu của CIEM, các đại biểu đến từ Trường Học Viện Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và đầu tư, và các cơ quan liên quan khác.

Ảnh: Ông Lê Viết Thái – Trưởng BanThể chế kinh tế, CIEM phát biểu khai mạc Toạ đàm 

Nhóm nghiên cứu do Gs. Ts. Revilla Diez (ĐHTH Cologne) lãnh đạo đã thực hiện  khảo sát và phỏng vấn tại gần40 công ty đa quốc gia ở Việt Nam. Nhóm trình bày một số kết quả ban đầu tại tọa đàm.

Ảnh: Gs. Ts. Revilla Diez (ĐHTH Cologne) phát biểu tại Toạ đàm

Theo kết quả thực hiện khảo sát, phỏng vấn, các doanh nghiệp đều cho rằng lao động trẻ, lao động giá rẻ, cơ hội thị trường lớn, nhu cầu hàng hóa ngày càng tăng, thị trường có nhiều nhà cung cấp lớn, khách hàng gần là các nhân tố thu hút đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi về thuế cũng như các chính sách ưu đãi đặc biệt tại các khu công nghiệp, chính sách ưu đãi cho các công ty định hướng xuất khẩu cũng là những động lực thúc đẩy các công ty đầu tư tại Việt Nam.Việt Nam là bước đầu tiên trong kế hoạch thâm nhập thị trường Châu Á của các công ty này.

Hầu hết các công ty được phỏng vấn có kế hoạch tăng đầu tư trong 3-5 năm tới thông qua tăng lực lượng lao động, xây dựng thêm nhà máy, sản xuất và đưa các sản phẩm mới ra thị trường, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các công ty sản xuất tại Việt  Nam và hầu hết các sản phẩm đều được xuất khẩu cho công ty mẹ và cho các công ty lớn.

Đánh giá các vấn đề về Doing Business, các công ty cho rằng: (1) Thủ tục hành chính phức tạp,  tính quan liêu và “chi phí bôi trơn” là một hạn chế lớn cho Doing Business tạiViệt Nam.; (2)  Sự khác biệt trong quản trị nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và các công ty đa quốc gia: các doanh nghiệp nhà nước đang được hưởng nhiều ưu đãi hơn; (3) Khác biệt về văn hóa như kỹ năng ngôn ngữ, sử dụng thời gian không hợp lý, “đến muộn về sớm”, “chậm tiến độ công việc. Văn hóa Việt Nam thiên về phân cấp thứ bậc, kiểm soát.

Đánh giá về các rào cản trong tương lai, các công ty cho rằng hiện nay Việt Nam  đang thực hiện tích cực cải cách thủ tục hành chính nên họ có quan điểm rất lạc quan về vấn đề thủ tục hành chính của Việt  Nam. Vấn đề mà các công ty đang lo lắng chủ yếu là chất lượng lao động hiện nay còn kém, chi phí lao động và  chi phí vật liệu tăng dần gây khó khăn cho khả năng thanh toán của công ty. Hơn 40% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động có chất lượng (quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân công nghệ thông tin,… có trình độ cao. tư duy độc lập) cũng như các ưu đãi nhằm giữ những công nhân đó do sự cạnh tranh trên thị trường lao động giữa các công ty rất cao.

81% doanh nghiệp trả lời rằng nguồn cung cấp sản phẩm đầu vào chủ yếu đến từ những nước châu Á khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…). Những doanh nghiệp cung ứngViệt Nam đều gặp phải vấn đề về chất lượng không đảm bảo, chi phí cao, đặc biệt là đối với những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đa phần doanh nghiệp FDI sản xuất với mục đích xuất khẩu, cung cấp nguồn cung cho công ty mẹ.

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp:

Trong nội bộ các công ty đã thực hiện: (1) Đào tạo và sử dụng lao động khuyết tật (2) Hỗ Trợ và sử dụng người nghiện ma túy (3) Có cơ chế khen thưởng cho nhân viên làm việc chăm chỉ (4) Có chính sách y tế và bảo hiểm rủi ro (5) Hỡ trợ người lao động cókinh tế khó khăn (6) Loại bỏ các hình thức lao động cưỡng ép và bắt buộc.

Các hoạt động khác ngoài doanh nghiệp bao gồm các chương trình hành động bảo vệ môi trường (tiết kiệm năng lượng, giấy, dọn vệ sinh công cộng,…) và hỗ trợ tổ chức tài chính/ Kết quả khảo sát cho thấy dong nghiệp có khá nhiều hoạt động hỗ trợ tài chính khác nhau nhưng các hoạt động CSR liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường không phải là vấn đề quá quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp được phỏng vấn./.

Ảnh: Toàn cảnh Toạ đàm.

Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM) hoặc liên hệ qua:  Email: tttl@mpi.gov.vn

ĐT: 043.7338930

Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).

 


Tin tức khác