Báo cáo khảo sát Tăng trưởng xanh tại Đức và Thụy Sĩ từ ngày 1-13/11/2015
Ngo%C3%A0i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc

Báo cáo khảo sát Tăng trưởng xanh tại Đức và Thụy Sĩ từ ngày 1-13/11/2015

20/11/2015 - 10912 lượt xem

Được sự tài trợ của Dự án "Cải cách kinh tế vĩ mô tại Việt Nam" - Tổ chức GIZ (Cộng hoà liên bang Đức), Đoàn khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) do Phó Viện trưởng TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh làm Trưởng đoàn đã thực hiện chuyến đi khảo sát tại Đức và Thụy Sĩ.  Mục tiêu của chuyến khảo sát là cung cấp những ý tưởng mới và sáng kiến tập thể về cách thức triển khai chính sách kinh tế xanh ở Đức và Thụy Sĩ.  Đoàn khảo sát đã thực hiện đối thoại với các cơ quan chính quyền cũng như các đại diện của khu vực kinh tế tư nhân và các hiệp hội công dân.

Buổi làm việc tại tòa nhà văn phòng mới của GIZ ở Bonn, Đoàn khảo sát đã nghe đại diện của Viện Chính sách phát triển Đức (DIE) giới thiệu về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến tăng trưởng xanh. DIE là một trong những cơ quan cố vấn hàng đầu thế giới về những vấn đề phát triển toàn cầu và hợp tác quốc tế. Viện liên ngành này kết hợp nghiên cứu, tư vấn và đào tạo.

Ảnh 1: Đoàn khảo sát chụp ảnh lưu niệm trước Tòa nhà Văn phòng mới của GIZ tại Bonn

Ảnh 2: Đoàn khảo sát tìm hiểu thực tế về vận hành tòa nhà văn phòng GIZ ở Bonn – Tòa nhà được đánh giá là phù hợp với các tiêu chuẩn cao nhất về xây dựng bền vững, tiết kiệm nguồn lực

Gần 1/2 nguồn điện xanh ở Đức xuất phát từ các nhà máy thuộc sở hữu của công dân. Vì vậy, trong chuyến khảo sát Đoàn đã tới tham quan và làm việc với Bürger Energie Siegburg - Hợp tác xã năng lượng công dân Rhein-Sieg (Bonn) để tìm hiểu hình thức pháp lý của một hợp tác xã theo đuổi mục tiêu khai thác năng lượng phân tán, độc lập với tập đoàn và khai thác năng lượng xanh. Các hợp tác xã năng lượng công dân mang đến cho các công dân khả năng đóng góp vào cuộc cách mạng năng lượng và bảo vệ khí hậu. Ngoài ra, các hợp tác xã này còn cung cấp các cơ hội đầu tư vào các dự án năng lượng địa phương và khu vực. Tại buổi làm việc, Đoàn cũng trao đổi các khả năng hợp tác với các hợp tác xã năng lượng tại thị trường Việt Nam.

Ảnh 3: Toàn cảnh buổi làm việc với Bürger Energie Siegburg - Hợp tác xã năng lượng công dân Rhein-Sieg (Bonn)

Tại trụ sở Grüner Strom Label Bonn - Hiệp hội năng lượng xanh/ Hiệp hội khí đốt xanh (Bonn), Đoàn đã được nghe giới thiệu về quy trình cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm năng lượng xanh. Đoàn khảo sát cũng đã dành thời gian thảo luận về sự sẵn sàng chi trả cho năng lượng/khí đốt xanh được cấp chứng nhận, cũng như vai trò của sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và các hiệp hội môi trường để cấp nhãn hiệu.

Ảnh 4: Đoàn khảo sát chụp ảnh lưu niệm tại Grüner Strom Label Bonn - Hiệp hội năng lượng xanh/ Hiệp hội khí đốt xanh (Bonn)

Tại Ludwigshafen am Rhein, Đoàn đã có buổi làm việc tại trụ sở BASF SE. BASF SE là Tập đoàn hóa học lớn nhất thế giới tính theo doanh thu và vốn  hóa thị trường. Trên thế giới có khoảng 113.000 nhân viên làm việc ở trên 80 quốc gia tại Tập đoàn BASF. BASF hoạt động ở trên 390 cơ sở sản xuất trên toàn thế giới. Thông qua chuyến thăm BASF, Đoàn khảo sát đã tìm hiểu về việc thực hiện các cơ chế khuyến khích như bảng cân đối CO2 tại một doanh nghiệp lớn toàn cầu. Đoàn cũng đã thảo luận về những ảnh hưởng của việc lập báo cáo đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, các khả năng tối ưu hóa các quá trình cũng như đề cập đến khó khăn khi giới thiệu, chuyển giao cho Việt Nam.

Ảnh 5: Trưởng đoàn khảo sát, Phó Viện trưởng TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh tặng quà lưu niệm đại diện BASF SE

Thành phố Freiburg - Đức được coi là một trong những nơi khai sinh phong trào bảo vệ môi trường. Tại đây, Đoàn khảo sát đã tới thăm Viện Fraunhofer và nghe trình bày về những nghiên cứu đổi mới để phát triển, kết nối giữa nghiên cứu cơ sở và khả năng áp dụng trên thực tế. Đoàn cũng đã thảo luận về hợp tác với các doanh nghiệp để xây dựng các giải pháp có khả năng ứng dụng; hợp tác với các viện nghiên cứu làm việc về các chủ đề liên quan và đề cập đến nghiên cứu đổi mới trong bối cảnh Việt Nam.

Ảnh 6: Trưởng đoàn khảo sát, Phó Viện trưởng TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh tặng quà lưu niệm hai diễn giả của Viện Fraunhofer

Cũng tại Freiburg, Đoàn đã có buổi làm việc tại Trụ sở Hiệp hội kinh tế 100 % Energie (100% năng lượng). Tại đây, Đoàn khảo sát đã thảo luận về ưu điểm của Freiburg và khu vực. tìm hiểu những lý do Freiburg được gọi là “Green Growth Cluster„ và mối quan hệ hợp tác trong quản lý đô thị và các sáng kiến của các nhóm công dân và doanh nghiệp.

Ảnh 7: Trưởng đoàn khảo sát, Phó Viện trưởng TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh tặng quà lưu niệm Hiệp hội kinh tế 100 % Energie

Tại Đại học Zürich (Thụy Sĩ), đoàn khảo sát đã tham gia hội thảo nhằm thảo luận về việc thiết kế, triển khai và tác động của các tiêu chuẩn (tự nguyện, được pháp luật quy định) và các quy định liên quan đến chính sách kinh tế xanh với các đại diện đến từ các cơ sở nghiên cứu, khu vực tư nhân và Chính phủ Thụy Sĩ. Tại Thụy Sĩ, thúc đẩy tăng trưởng xanh thông qua chiến lược Cleantech của Chính phủ. Để mở rộng chiến lược Cleantech, chuyên gia của Thụy Sĩ cho biết cần phải tập hợp các sức mạnh và dùng hiệp lực để nền kinh tế Thụy Sĩ thành công trong dài hạn.

Ảnh 8: Toàn cảnh buổi Hội thảo ngày 9/11/2015 tại Đại học Zürich (Thụy Sĩ)

Ảnh 9: Trưởng đoàn khảo sát, Phó Viện trưởng TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh tặng quà lưu niệm diễn giả tại buổi Hội thảo

Ảnh 10: Trưởng đoàn khảo sát, Phó Viện trưởng TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh tặng quà lưu niệm diễn giả tại buổi Hội thảo

Ảnh 11: Trưởng đoàn khảo sát, Phó Viện trưởng TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh tặng quà lưu niệm diễn giả tại buổi Hội thảo

Ảnh 12: Trưởng đoàn khảo sát, Phó Viện trưởng TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh tặng quà lưu niệm diễn giả tại buổi Hội thảo

Ảnh 14: Trưởng đoàn khảo sát, Phó Viện trưởng TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cám ơn và tặng quà lưu niệm đại diện Đại học Zürich  - đơn vị tổ chức buổi Hội thảo

Tại Geneva (Thụy Sĩ), Đoàn khảo sát cũng có một số buổi làm việc với Diễn đàn kiến thức tăng trưởng xanh (GGKP). Đoàn đã nghe trình bày về vai trò và việc thực hiện các hình thức hợp tác với các nước mới nổi và các nước đang phát triển cũng như các khác biệt trong các thách thức tăng trưởng xanh giữa các nước công nghiệp, các nước mới nổi và các nước đang phát triển. Các chuyên gia của GGKP cũng dành nhiều thời gian trao đổi kinh nghiệm với đoàn Việt Nam.

Ảnh 15:  Đoàn khảo sát  trao đổi tại Trụ sở của Diễn đàn kiến thức tăng trưởng xanh (GGKP)

 

Ảnh 16:  Đoàn khảo sát  trao đổi tại Trụ sở của Diễn đàn kiến thức tăng trưởng xanh (GGKP)

 

Chuyến khảo sát đã giúp Đoàn khảo sát có thể đưa ra một số bài học ứng dụng vào thành công xây dựng tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Báo cáo chi tiết kết quả chuyến khảo sát được gửi tới Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan./.

Nguồn: Trung tâm Thông tin Tư liệu (CIEM)

 

 

 


Tin tức khác