SỐ 85, Tháng 11+12/2017
Đặt mua

SỐ 85, Tháng 11+12/2017

05/01/2018 - 11550 lượt xem

SỐ 85 (THÁNG 11+12/2017)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

 

LÊ VIỆT TRUNG, VÕ TRÍ THÀNH

Khủng hoảng giá dầu: Ảnh hưởng và ứng phó của các công ty dầu khí trên thế giới và Petrovietnam

 

 

 

3

ĐINH XUÂN NGHIÊM

Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu tới tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam

 

 

 

14

ĐÀO THỊ BÍCH THỦY

Vai trò tạo việc làm của khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam

 

 

23

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

 

NGUYỄN QUỐC DUY, PHAN THỊ BÍCH VÂN

Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường công việc đến sự hài lòng công việc của người lao động: Sự khác biệt giữa lao động nam và nữ

 

 

 

 

29

LÊ THÀNH Ý

Kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2017, dự báo tăng trưởng cả năm và trong trung hạn

 

 

 

39

HÀ NAM KHÁNH GIAO, CHÂU HOÀI PHƯƠNG

Về công tác quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng

 

46

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

 

TÔ NGỌC PHAN, PHẠM LAN PHƯƠNG, HỒ CÔNG HÒA

Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

 

 

 

55

NGUYỄN ANH TÚ

Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

 

 

 

66

NGÔ THỊ TUYẾT MAI

Thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao ở Việt Nam: Những cản trở và gợi ý giải pháp

 

 

75

 

KHỦNG HOẢNG GIÁ DẦU: ẢNH HƯỞNG VÀ ỨNG PHÓ CỦA CÁC CÔNG TY DẦU KHÍ TRÊN THẾ GIỚI VÀ PETROVIETNAM

Lê Việt Trung, TS., Viện Dầu khí Việt Nam.

Võ Trí Thành, TS., Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Ngày nhận: 29/09/2017

Ngày nhận bản sửa: 11/10/2017

Ngày duyệt đăng: 24/10/2017

Tóm tắt

Giá dầu đã giảm rất mạnh kể từ giữa năm 2014 và hiện chỉ còn ở mức trên 50 USD/thùng. Cung vượt cầu vẫn là nguyên nhân chính khiến giá dầu thô khó có thể tăng trở lại. Cuộc khủng hoảng giá dầu đã ảnh hưởng rất lớn đến các công ty dầu khí trên thế giới, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), và sự ảnh hưởng này có thể còn kéo dài. Tuy nhiên, nhiều công ty dầu khí vẫn tồn tại và chứng tỏ năng lực đổi mới, sáng tạo, điều chỉnh chiến lược, nỗ lực cắt giảm chi phí để ứng phó với điều kiện giá dầu thấp trong giai đoạn vừa qua. Nhìn ở khía cạnh tích cực, thì đây là cơ hội để các công ty dầu khí tái cấu trúc một cách triệt để các hoạt động kinh doanh của mình dựa trên dự báo các điều kiện tương lai để tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững.

Từ khóa: giá dầu, ảnh hưởng, Petrovietnam.

 

 

ĐÓNG GÓP CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU TỚI TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM*

Đinh Xuân Nghiêm, ThS., Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Bài viết là kết quả nghiên cứu thuộc đề tài cấp Bộ: “Tăng trưởng năng suất lao đông nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” do Đinh Xuân Nghiêm làm chủ nhiệm.

Ngày nhận: 10/03/2017          

Ngày nhận bản sửa: 30/03/2017

Ngày duyệt đăng: 30/09/2017

Tóm tắt           

Trong những năm gần đây, năng suất lao động được sử dụng như là một tiêu chí để đo trình độ phát triển kinh tế ở cả cấp độ quốc gia, cấp độ ngành và cấp độ doanh nghiệp. Vì vậy, để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững, cần tiếp tục đẩy mạnh tăng năng suất lao động và đi đôi với chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành kinh tế. Bài viết này sẽ tập trung phân tích đóng góp của chuyển dịch cơ cấu đế tăng trưởng năng xuất lao động trong ngành nông nghiệp, từ đó gợi ý một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng năng xuất lao động trong ngành nông nghiệp trong thời gian tới.

Từ khóa: chuyển dịch cơ cấu, năng suất lao động nông nghiệp, tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp.

 

 

VAI TRÒ TẠO VIỆC LÀM CỦA KHU VỰC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Đào Thị Bích Thủy, TS., Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nôi.

Ngày nhận: 05/09/2017

Ngày nhận bản sửa: 30/09/2017

Ngày duyệt đăng: 20/10/2017

Tóm tắt

Tính từ năm 2000 cho đến nay, khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam được ghi nhận có sự tăng trưởng cả về số lượng, quy mô sản lượng, vốn kinh doanh và cũng đã tạo ra nhiều việc làm. Phân tích hồi quy trên số liệu của 63 tỉnh thành trong cả nước cho thấy số lượng việc làm có mối quan hệ thuận chiều với sự phát triển của khu vực doanh nghiệp và chất lượng lao động của khu vực doanh nghiệp. Mối tương quan giữa yếu tố hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp với khả năng tạo việc làm chưa thể hiện rõ.

Từ khóa: khu vực doanh nghiệp, việc làm, chất lượng của lực lượng lao động.

 

 

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG CÔNG VIỆC ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LAO ĐỘNG NAM VÀ NỮ

Nguyễn Quốc Duy, TS., Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Phan Thị Bích Vân, ThS., Bộ Y tế.

Ngày nhận: 20/06/2017

Ngày nhận bản sửa: 30/08/2017

Ngày duyệt đăng: 30/09/2017

Tóm tắt

Bài viết lập luận và tiến hành kiểm chứng thực nghiệm sự khác biệt giữa nam và nữ thông qua phân tích tác động điều tiết của giới tính đến mối quan hệ môi trường công việc – hài lòng công việc. Kết quả thực nghiệm cho thấy giới tính có tác động điều tiết đến mối quan hệ môi trường công việc – hài lòng công việc, tuy nhiên sự khác biệt giữa nam và nữ không đủ lớn. Bài viết cũng đưa ra hàm ý cho các nhà quản lý có thể nâng cao mức độ hài lòng công việc cho người lao động thông qua cải thiện các nhân tố môi trường làm việc và lao động nam và nữ cần được đối xử bình đằng trong công việc.

Từ khóa: hài lòng công việc, môi trường công việc, giới tính, tác động điều tiết.

 

 

KINH TẾ VIỆT NAM NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2017, DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG CẢ NĂM VÀ TRONG TRUNG HẠN

Lê Thành Ý, TS., Chi hội Nhà báo Quản lý Kinh tế.

Ngày nhận: 01/08/2017

Ngày nhận bản sửa: 18/08/2017

Ngày duyệt đăng: 15/10/2017

Tóm tắt

Ngay từ đầu năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 6,7%. Sau suy giảm tăng trưởng 3 tháng đầu năm, bước vào Quý II, nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục rõ nét với đà tăng trưởng 6,17%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (5,78%). Nhờ cải thiện lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và những chỉ báo công nghiệp; chỉ số hoạt động kinh tế Việt Nam (VEPI) đạt mức 6,0%. Cùng với kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu gia tăng 24,5% và 26,8%, chỉ số tiêu dùng trong quý 2 được cải thiện cả về giá và lượng với mức tăng 10,1% và 8,4%. Những tín hiệu mới còn được thể hiện bởi bội chi ngân sách có xu hướng giảm (6 tháng đầu năm bội chi 32,5 nghìn tỷ đồng, bằng 36,4% của năm 2016). Mặc dù có chuyển biến tích cực, song nền kinh tế còn bộc lộ nhiều hạn chế trong những cân đối cơ bản; kinh tế cả nước vẫn chịu nhiều thách thức trong bối cảnh biến động của nền kinh tế toàn cầu.

Từ khóa: kinh tế Việt Nam, dự báo tăng trưởng, trung hạn.

 

 

VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH SÓC TRĂNG

Hà Nam Khánh Giao, PGS.TS., Trường Đại Học Tài chính - Marketing, Bộ Tài chính.

Châu Hoài Phương, ThS., Chi cục Quản lý Thị trường Tỉnh Sóc Trăng.

Ngày nhận: 12/08/2017

Ngày nhận bản sửa: 17/08/2017

Ngày duyệt đăng: 15/10/2017

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng và kết quả hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích thống kê, dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Nghiên cứu đã tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Từ khóa: quản lý thị trường, tỉnh Sóc Trăng.

 

 

HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Tô Ngọc Phan, CN., Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Phạm Lan Phương, ThS., Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hồ Công Hòa, TS., Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Bài viết là một phần kết quả của đề tài khoa học cấp Bộ: “Đầu tư phát triển các cơ sở y tế theo hình thức đối tác công tư (PPP)”.

Ngày nhận: 10/08/2017

Ngày nhận bản sửa: 25/08/2017

Ngày duyệt đăng: 29/09/2017

Tóm tắt

Tại Việt Nam, nhu cầu phát triển dịch vụ y tế ngày càng lớn nhưng những hạn chế về nguồn lực, tài chính, cơ sở hạ tầng… đã và đang tạo ra những sức ép đáng kể. Để khắc phục những khó khăn này, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trưởng xã hội hóa cung ứng loại dịch vụ công này, trong đó hình thức hợp tác công – tư (PPP) được đặc biệt ưu tiên. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có được một mô hình hoạt động theo đúng nghĩa PPP, mà mới dừng lại ở các hình thức liên doanh, liên kết. Bài viết sẽ tập trung phân tích thực trạng PPP trong cơ sở hạ tầng y tế, chỉ ra những rào cản, vướng mắc cản trở việc thực hiện PPP trong thực tế, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào dịch vụ y tế theo hình thức PPP.

Từ khóa: hợp tác công tư, PPP, dịch vụ y tế.

 

 

MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Anh Tú, ThS., Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày nhận: 06/10/2017

Ngày nhận bản sửa: 19/10/2017

Ngày duyệt đăng: 25/10/2017

Tóm tắt

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ cả trong ngắn hạn và dài hạn giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam thông qua dữ liệu trong giai đoạn 1985 - 2015 theo các bước kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu (ADF), kiểm định đồng kết hợp (EG) và kiểm định nhân quả Granger. Kết quả cho thấy có tác động hai chiều (bidirectional causality) giữa tăng trưởng kinh tế và FDI trong ngắn hạn và dài hạn một cách rõ nét.

Từ khóa: vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, nhân quả hai chiều.

 

 

 

THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM: NHỮNG CẢN TRỞ VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP

Ngô Thị Tuyết Mai, PGS.TS., Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Ngày nhận: 01/10/2017

Ngày nhận bản sửa: 19/10/2017

Ngày duyệt đăng: 07/11/2017

Tóm tắt

Tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam là rất cần thiết để góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, thực tế thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ chế chính sách chưa thực sự hấp dẫn, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, hoạt động xúc tiến FDI chưa thực sự hiệu quả… Những vấn đề này đã gây cản trở trong thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam và cần phải được giải quyết trong thời gian tới.

Từ khóa: công nghệ cao, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hội nhập quốc tế.

 

Tạp chí mới nhất



Tạp chí xem nhiều nhất