%C4%90%E1%BB%81%20t%C3%A0i%20NCKH%20c%E1%BA%A5p%20b%E1%BB%99

Nâng cao chất lượng Hệ thống quản lý hành chính đất đai góp phần cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam

07/04/2017 - 4656 lượt xem

Tóm tắt đề tài

1. Tên đề tài: Nâng cao chất lượng Hệ thống quản lý hành chính đất đai góp phần cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam

- Cấp quản lý: cấp Bộ

- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Đinh Trọng Thắng - Trưởng ban Chính sách Đầu tư

 3. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát:

Đề xuất chính sách cải thiện chất lượng của LAS, qua đó góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam

Mục tiêu cụ thể:

- Tổng quan khung lý thuyết về chính sách cải thiện chất lượng của LAS, góp phần cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của một quốc gia.

- Đánh giá một cách hệ thống về thực trạng chất lượng của LAS, các nguyên nhân tác động tới việc nâng cao chất lượng của LAS góp phần cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam.

- Kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng của LAS ở Việt Nam, góp phần thực hiện Nghị quyết 19, cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam trong Bảng xếp hạng môi trường đầu tư- kinh doanh toàn cầu của WB, cũng như góp phần huy động, phân bổ và quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra đến năm 2020.

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng và chính sách cải thiện chất lượng của hệ thống LAS của Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian, đề tài đánh giá chất lượng của LAS giai đoạn 2003-2015, các giải pháp chính sách được đề xuất cho giai đoạn 2017 - 2020.

- Về nội dung, đề tài đánh giá chất lượng hệ thống quản lý đất đai theo các tiêu chí đánh giá chính của Ngân hàng thế giới (nêu tại báo cáo Doing Business) đối với chất lượng hệ thống quản lý đất đai (gồm 4 tiêu chí: độ tin cậy, tính minh bạch, độ bao phủ và khả năng giải quyết tranh chấp).

Cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh được hiểu là việc cải thiện thứ hạng của Việt Nam trong các bảng đánh giá quốc tế về môi trường đầu tư – kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là thứ hạng của Việt Nam tại báo cáo Doing Business.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

- Phương pháp thống kê, so sánh.

- Phương pháp chuyên gia.

- Phương pháp thực chứng.

5. Kết quả nghiên cứu

Đề tài được kết cấu như sau:

- Mở đầu

- Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng hệ thống quản lý hành chính đất đai góp phần cải thiện môi trường đầu tư- kinh doanh

- Chương II: Thực trạng chất lượng hệ thống quản lý hành chính đất đai trong bối cảnh cải thiện môi trường đầu tư- kinh doanh ở Việt Nam

- Chương III: Kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống quản lý đất đai góp phần cải thiện môi trường đầu tư- kinh doanh ở Việt Nam

- Kết luận