Hoạt động
Hoạt động

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức chia tay Phó Viện trưởng Trần Kim Chung

Ngày 30/7/2021, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức buổi lễ chia tay PGS. TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng CIEM đã hoàn thành nhiệm vụ về nghỉ hưu theo chế độ hiện hành. Đến dự buổi lễ có đại diện Đảng ủy, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và đại diện các tổ chức Công đoàn Viện, Đoàn Thanh niên Viện, Chi Hội Cựu Chiến binh Viện.

30/07/2021

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021: Cải cách để phục hồi tăng trưởng bền vững”.

Với sự hỗ trợ của Chương trình Ôxtrâylia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform), ngày 15/7/2021, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021: Cải cách để phục hồi tăng trưởng bền vững”.

15/07/2021

Lễ trao bằng tiến sĩ năm 2021 tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Sáng ngày 29/06/2021, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức buổi Lễ trao bằng tiến sĩ cho 6 nghiên cứu sinh của Viện.

Viện trưởng CIEM TS. Trần Thị Hồng Minh chủ trì buỗi Lễ; tham dự buổi Lễ còn có các Phó Viện trưởng, lãnh đạo các Ban, Trung tâm của Viện; thầy, cô giáo hướng dẫn các nghiên cứu sinh.

29/06/2021

Công bố luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Vân Nga

Đề tài luận án: Tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Thị Vân Nga      Mã NCS: 62.232

Ngành: Kinh tế phát triển                Mã số: 9 31 01 05

28/06/2021

Tổng quan về hệ thống chính sách thuế đối với ngành sản xuất rượu và đề xuất kiến nghị

Thời gian qua, chính sách quản  lý đối với ngành sản xuất rượu đã có nhiều sửa đổi, chẳng hạn như quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định quảng cáo đồ uống có cồn. Cụ thể, trong vòng 15 năm qua, tại Việt Nam, ngành công nghiệp rượu vang và rượu mạnh đã chịu tác động của 5 lần thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt. Mới đây nhất, thuế suất loại này đã tăng từ 50% (năm 2015) lên 55% (năm 2016) và sau đó lên 65% (năm 2018); đồng thời, giá tính thuế cũng bị thay đổi từ giá nhập khẩu thành giá bán buôn. Ở góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, những thay đổi này được lý giải nhằm mục đích chính là hạn chế tiêu thụ để bảo vệ sức khỏe người dân và giảm thiểu những tác động xã hội tiêu cực khác từ tiêu thụ đồ uống có cồn. Tuy nhiên, xung quanh nội dung này vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, chẳng hạn: phương thức đánh thuế mà Việt Nam đang tiếp cận, kinh nghiệm của các nước; sự phù hợp của cách tiếp cận này; tác động không cân xứng cho nhóm đối tượng khác nhau không mà tác động của chính sách thuế có thể tạo ra (đặc biệt giữa ngành sản xuất rượu chính thức và thủ công); …

15/06/2021

Nhận diện kết quả, vấn đề và kiến nghị cải cách môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh ở nước ta vẫn còn nhiều rào cản, còn nhiều hạn chế về quyền tự do kinh doanh và ẩn chứa nhiều rủi ro, chưa đảm bảo an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh dịch Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, chưa được kiểm soát thì sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước còn mong manh do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn. Để tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về môi trường kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nhất là trong giai đoạn khó khăn phải thích nghi với bối cảnh dịch Covid-19, trong khuôn khổ Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện nghiên cứu “Nhận diện kết quả, vấn đề và kiến nghị cải cách môi trường kinh doanh”…

27/05/2021

Thúc đẩy phục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế sau đại dịch COVID-19: Đề xuất cho Việt Nam

Đại dịch COVID-19 kể từ đầu năm 2020 đã có những tác động bất lợi, sâu rộng, cả trực tiếp và gián tiếp đối với kinh tế toàn cầu. Đến thời điểm tháng 3/2021, đại dịch vẫn có những diễn biến hết sức khó lường, cho dù nhiều nước đã bắt đầu quá trình phổ biến vắc–xin. Quan ngại về suy giảm kinh tế, mất việc làm, v.v. do đại dịch COVID-19 gây ra đã khiến nhiều quốc gia thực thi các chính sách nới lỏng tiền tệ và triển khai các gói hỗ trợ tài khóa với quy mô chưa từng có tiền lệ. Bên cạnh tác động làm gia tăng rủi ro nợ toàn cầu và khả năng phục hồi không đều giữa các nền kinh tế, các biện pháp hỗ trợ này cũng đặt ra quan ngại về việc nhiều nước giảm sự lưu tâm đối với cải cách thể chế kinh tế.

24/05/2021

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tham gia Hội thi "Giải thể thao MPI 2021" chào mừng kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam và Quốc tế lao động 1/5

Nhân dịp chào mừng Kỷ niệm 46 năm ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2021), Quốc tế Lao động 1/5 và được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ, Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thi "Giải thể thao MPI 2021". Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tham gia Hội thi với 02 môn Cầu lông đôi nam và Kéo co liên quân với Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch.

29/04/2021

Nghiên cứu vấn đề về giới trong di cư trong nước và tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Di cư là hiện tượng xảy ra ở mọi quốc gia, là xu thế tất yếu và là động lực tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu lao động trong quá trình tái cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, di cư cũng sẽ làm tăng các nhu cầu về cơ sở hạ tầng nơi đến và nảy sinh các vấn đề xã hội, đặc biệt là đối với nữ di cư. Báo cáo “Nghiên cứu các vấn đề về giới trong di cư trong nước và tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam” tập trung vào các nội dung chính như: (i) Tổng quan các vấn đề về giới trong di cư trong nước với tái cơ cấu kinh tế; (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về di cư trong nước dưới góc độ giới; (iii) Khái quát về di cư trong nước trong quá trình tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua; (iv) Vấn đề cơ cấu lao động, thu nhập và các vấn đề xã hội của lao động di cư trong nước trong tái cơ cấu kinh tế dưới góc độ giới ở Việt Nam; (v) Hàm ý chính sách lồng ghép các yếu tố giới trong tái cơ cấu kinh tế đảm bảo quyền của phụ nữ di cư.

27/04/2021

Hội nghị tổng kết hoạt động của Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhiệm kỳ 2017 - 2020 và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2021 - 2023

Sáng ngày 27/04/2021, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Hội đồng khoa học Viện nhiệm kỳ 2017 - 2020 và bàn phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2021 - 2023. PGS.TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng CIEM, Chủ tịch Hội đồng khoa học và Tiến sỹ Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM đồng chủ trì Hội nghị.

27/04/2021