Thông tin chuyên đề
Thông tin chuyên đề

Mô hình kinh doanh tuần hoàn (circular business models). Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam

Trịnh Đức Chiều

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Tính bền vững đã được đề cập đến và được coi là một trong những vấn đề cốt lõi cũng như là một cơ hội đối với sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh doanh (các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh). Có nhiều mô hình kinh tế, kinh doanh để hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế như: mô hình tăng trưởng xanh, mô hình kinh tế xanh, mô hình kinh tế tuần hoàn, mô hình nền kinh tế hiệu suất (performane economy), mô hình kinh doanh vì người nghèo, mô hình kinh doanh bền vững, … Mục tiêu chung và quan trọng nhất của các mô hình này là hướng đến một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu tác hại môi trường và sử dụng quá mức tài nguyên...

30/12/2020

Nâng cao xếp hạng chỉ số khởi sự kinh doanh, thúc đẩy gia nhập thị trường

Nguyễn Thị Kim Chi

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Trong thời gian qua, cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những mục tiêu trọng tâm của Chính phủ. Chính phủ đã triển khai nhiều hành động, trong đó đặc biệt là việc ban hành các Nghị quyết 19 và sau đó là Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Với quyết tâm cao của Chính phủ, sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành, địa phương và sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, môi trường kinh doanh cùa Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Phần viết dưới đây phân tích chỉ số Khởi sự kinh doanh theo cách tiếp cận của Ngân hàng thế giới cũng như thực trạng chỉ số này tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao xếp hạng chỉ số Khởi sự kinh doanh, thúc đẩy gia nhập thị trường...

 

30/12/2020

Những điểm mới trong Luật Doanh nghiệp nhằm nâng cao quản trị công ty và bảo vệ cổ đông thiểu số

Hoàng Thị Hải Yến

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Kể từ năm 2013, Ngân hàng thế giới bắt đầu xây dựng báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh (Doing Business) nhằm đưa ra đánh giá tổng quan về xếp hạng mức độ thân thiện của môi trường kinh doanh dựa trên một bộ chỉ số đo lường và so sánh các quy định áp dụng đối với doanh nghiệp trong vòng đời phát triển của doanh nghiệp. Bảo vệ cổ đông thiểu số là một trong 10 chỉ số trong báo cáo nhằm đo lường mức độ bảo vệ quyền, lợi ích của nhà đầu tư thiểu số. Bảo vệ cổ đông có ý nghĩa xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, là một trong những yếu tố quyết định khả năng phát triển, mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây nhằm phân tích một số bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật (cụ thể là Luật Doanh nghiệp) về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, đồng thời giới thiệu một điểm mới trong Luật Doanh nghiệp 2020 nhằm nâng cao quản trị công ty và bảo vệ cổ đông thiểu số...

30/12/2020

Bất bình đẳng giới về kinh tế, vai trò của nữ doanh nhân trong phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và các nước trong khu vực

Lưu Minh Đức

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 

Xét về cơ bản, bình đẳng giới là một vấn đề thể chế, trong khi chúng ta đều biết rằng thị trường chỉ hoạt động hiệu quả khi các thể chế thị trường phát triển, và ngược lại. Bất bình đẳng giới thể hiện khoảng cách lớn về phân bổ nguồn lực, phân phối tài chính và tích lũy giữa nam và nữ. Vì vậy, cần thiết tìm hiểu làm thế nào để các vấn đề thể chế không hoàn hảo này ít ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của thị trường...

30/12/2020

Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội để phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch covid - 19

Hoàng Văn Cương

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 

Kinh tế-xã hội nước ta những tháng đầu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU đang lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế; giá dầu thô giảm mạnh, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Iran, cùng với biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến kinh tế của các quốc gia trên thế giới. FED liên tục cắt giảm lãi suất như một trong các giải pháp khắc phục suy thoái kinh tế, nhiều nước châu Âu đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng và làm tăng nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tiêu dùng...

 

30/12/2020

Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước trong hỗ trợ DNNVV: bài học cho Việt Nam

Nguyễn Thị Minh Thu

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

DNNVV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là lực lượng sản xuất chính, tạo ra công ăn việc làm và góp phần ổn định xã hội. Do đặc điểm dễ bị tổn thương của DNNVV, nên Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV. Chuyên đề này thực hiện xem xét, đánh giá các kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV từ các nước phát triển và đang phát triển gồm Mỹ, Hàn Quốc và Malaysia. Từ đó đúc rút ra một số bài học về việc nâng cao vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển DNNVV tại Việt Nam...

 

 

30/12/2020

Kiến nghị chính sách đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay

Hoàng Văn Cương

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Đổi mới sáng tạo được coi là động lực quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những năm gần đây, đổi mới sáng tạo ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, đặc biệt trong bối cảnh tiến bộ công nghệ vượt bậc và cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều thành tựu và ứng dụng công nghệ lớn. Quan niệm về đổi mới sáng tạo và trọng tâm của hoạt động đổi mới sáng tạo trong quá trình phát triển của một quốc gia cũng có sự thay đổi khá lớn. WB (2019) chỉ rõ đổi mới sáng tạo hiện nay không chỉ được thực hiện ở các nền kinh tế phát triển mà đóng vai trò quan trọng ở cả các nước đang phát triển...

30/12/2020

Phân tích tác động của tiền gửi về đến hành vi tiết kiệm của hộ gia đình ở Việt Nam

Phạm Quang Trung

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Di cư từ lâu đã trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự di chuyển công dân của một nước trong phạm vi lãnh thổ hoặc qua biên giới quốc gia là một trong những chủ đề quan trọng về chính sách, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế như hiện nay. Di cư được nhận thức là một trong những cơ hội phát triển kinh tế cho hộ gia đình và nơi xuất cư...

30/12/2020

Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu

Hoàng Văn Cương

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 

Tăng trưởng xanh, hay phát triển kinh tế xanh là một khái niệm không mới ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam. Kinh tế xanh là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên. Kinh tế xanh là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Kinh tế xanh có tính chất bền vững, có nghĩa đó là những hoạt động (trong nền kinh tế) tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu tố văn hóa). Đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành tố quan trọng), 3 yếu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững. Một nền kinh tế xanh là một nền kinh tế hay mô hình phát triển kinh tế dựa trên phát triển bền vững và kiến thức về kinh tế học sinh thái...

30/12/2020

Đánh giá kết quả cơ cấu lại ngành kinh tế nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2020

Lê Mạnh Hùng

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Có nhiều ý kiến cho rằng, nông nghiệp Việt Nam đã phát triển tương đối tốt, Việt Nam xuất khẩu được nhiều hàng hóa nông sản. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, vẫn còn nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, làm chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến phát triển ngành nông nghiệp. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong sản phẩm quốc nội (GDP) giảm dần, nhưng không có nghĩa là vai trò của ngành nông nghiệp giảm. Thực tế cho thấy, nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nhật Bản... có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới nhưng là những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Ngược lại, các nước Đông Á, được công nhận thực hiện tốt phát triển nông nghiệp đồng thời với công nghiệp hóa, nhưng hiện nay phải nhập khẩu lương thực và hàng hóa nông sản...

30/12/2020