Sách
Sách

Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường và cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam

Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam gắn liền với quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trải qua hơn 30 năm Đổi mới, mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường đã có nhiều điều chỉnh, đặc biệt trong xác định vai trò của Nhà nước, của thị trường trong nền kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Bên cạnh đó, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong ba nhiệm vụ đột phá chiến lược phải thực hiện trong giai đoạn 2011- 2020. Qua gần 10 năm thực hiện, nhiệm vụ đột phá chiến lược về thể chế kinh tế đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng thể chế kinh tế vẫn được xác định là một rào cản lớn trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Để có cơ sở đề xuất kiến nghị về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN cho giai đoạn tiếp theo, đặc biệt giai đoạn 2021-2030, việc nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2020, từ đó xây dựng mục tiêu và định hướng giải pháp thực hiện cho giai đoạn tới là cần thiết.

29/04/2020

Kinh tế nhà nước, cơ cấu lại DNNN: Đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 - 2020 và đề xuất phương hướng giải pháp cho giai đoạn 2021 - 2030

Kinh tế nhà nước và DNNN là hai trong những nội dung cải cách quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986. Trong giai đoạn thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020, Việt Nam đã thực hiện chương trình cơ cấu lại khu vực DNNN gắn với các kế hoạch 5 năm 2011-2015 và 2016-2020 nhằm mục tiêu góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nền kinh tế và của khu vực doanh nghiệp...

29/04/2020

Định vị doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam. Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến năm 2030, việc tham gia CMCN 4.0 có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm từ 28.5 đến 63 tỷ USD, tùy theo mức độ ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp, tương đương với mức tăng thêm từ 7-16% GDP năm 2030. CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi cấu trúc việc làm của nền kinh tế nhưng sẽ mang lại thêm từ 2.7-2.9 triệu việc làm. Năng suất lao động tính bằng GDP/lao động sẽ tăng thêm từ 315-640 USD/lao động...

29/04/2020

Đánh giá kết quả cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới theo mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020

Báo cáo “Đánh giá kết quả cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016- 2020” được thực hiện nhằm đánh giá kết quả cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Báo cáo đánh giá theo các mục tiêu của Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ...

29/04/2020

Thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi gia nhập thị trường: Vấn đề và giải pháp cải thiện khởi sự kinh doanh và bảo vệ cổ đông thiểu số

Một khu vực kinh tế tư nhân năng động có đóng góp ngày càng lớn trong tăng trưởng, tạo việc làm và là động lực đổi mới, sáng tạo của cả nền kinh tế. Nhà nước, thông qua thể chế và luật pháp, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp phát triển. Các quy định pháp luật ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp: từ các quy định về gia nhập thị trường, quy định đảm bảo thực hiện các giao dịch, hợp đồng; bảo vệ quyền, tài sản của doanh nghiệp và nhà đầu tư; đến các quy định cho phép doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng thể chế và pháp luật tới sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân, Ngân hàng thế giới đã xây dựng Báo cáo Môi trường kinh doanh, trong đó đánh giá các quy định pháp luật và thực thi của các quốc gia đối với doanh nghiệp. 10 bộ chỉ số được sử dụng trong Báo cáo bao quát phần lớn các quy định ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...

 

29/04/2020

Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị

Cải cách các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh (gọi tắt là điều kiện kinh doanh) nhằm thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích phát triển doanh nghiệp là trọng tâm của Chính phủ trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy số lượng điều kiện kinh doanh rất lớn. Các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không có ý nghĩa và hiệu quả về quản lý nhà nước tồn tại khá phổ biến. Những điều kiện kinh doanh như vậy gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tăng chi phí và rủi ro, làm giảm niềm tin của nhà đầu tƣ, doanh nghiệp; giảm tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh; tạo dư địa tham nhũng, … và do vậy tác động trực tiếp tới tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế....

 

29/04/2020

Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2019: Kết quả vấn đề và giải pháp

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều đổi mới và trở thành một bộ phận năng động của nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao, tỷ lệ đói nghèo giảm, và ngày càng là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư...

29/04/2020

Ấn phẩm mới

29/04/2020

SOCIAL ENTERPRISE IN VIET NAM

SOCIAL ENTERPRISE IN VIET NAM

01/04/2019

Báo cáo Kinh tế vĩ mô Quý II/2018

RCV - Australian  / Aid   - Australian Government  /  Department of Foreign Affairs and Trade  - CIEM   

Nhà xuất bản Tài chính, 2018

26/09/2018